Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp dụng quy định tất cả mật khẩu Internet sẽ được nhà nước quản lý kể từ ngày 01/01/2020. Các chuyên gia quan ngại rằng luật Mật Khẩu có thể gây ra các vấn đề bảo mật toàn cầu.
Luật Mật Khẩu được đề xuất bởi Cục Quản lý Mật khẩu của ĐCSTQ vào ngày 25/6/2019 và được thông qua tại cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào ngày 26/10/2019.
Theo luật Mật Khẩu, mật khẩu được chia thành ba dạng: cốt lõi, thông thường và thương mại. Mật khẩu thương mại được sử dụng cho công dân, pháp nhân và các tổ chức khác, nếu trường hợp “có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia” thì phải qua thẩm tra. Còn mật khẩu cốt lõi và mật khẩu thông thường được sử dụng để bảo vệ cái gọi là bí mật nhà nước.
Luật Mật khẩu quy định rằng ĐCSTQ có quyền quản lý mật khẩu trực tuyến và nếu nhân viên nào vi phạm luật này thì mức hình phạt cao nhất, ngoài hình sự ra, là bị xử phạt dân sự lên đến 1 triệu NDT. Cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 100.000 NDT.
Theo ông Tô Tố Vân, Giám đốc điều hành của Trung tâm Công nghệ Chiến lược Tích hợp của Đại học Tamkang (đại học tư lâu đời nhất ở Đài Loan), Hiến pháp Trung Quốc quy định rằng người dân có quyền tự do “bí mật thông tin”, vì vậy luật Mật Khẩu là vi hiến và thật buồn cười.
Ông nói rằng với tư tưởng độc tài của chế độ Trung Cộng, việc ban hành luật Mật Khẩu là điều chắc chắn xảy ra. Kể từ năm 2000, ĐCSTQ đã bắt đầu xây dựng Tường lửa Internet, chặn thông tin bên ngoài đại lục và kiểm soát ngôn luận trực tuyến. Bây giờ, Đảng yêu cầu mật khẩu của các cá nhân, tổ chức và công ty phải chịu sự kiểm soát của Đảng, giám sát toàn diện Internet, kể cả bí mật thông tin. Công nghệ blockchain bảo vệ thông tin nhưng khi luật Mật Khẩu xuất hiện thì thông tin không còn an toàn và ở Trung Quốc không hề có bí mật thông tin.
Từ góc độ chính trị, ông Tô tin rằng việc ban hành luật Mật Khẩu cho thấy sự bất an của ĐCSTQ, và luật này hoàn toàn gây mất niềm tin trong nhân dân vốn có thể dẫn đến sự phẫn nộ lớn hơn trong lòng dân chúng. Khi bí mật thông tin rơi vào tay của chính phủ, cho dù đó chỉ là những cảm xúc cá nhân hoặc không phải những vấn đề lợi ích công, ĐCSTQ có thể sử dụng nó như một con chip thương lượng để kiểm soát các vấn đề của người dân khi họ chỉ trích chính quyền.
Đồng thời, ông bày tỏ luật Mật Khẩu cũng có thể gây ra các vấn đề an ninh toàn cầu. Nhiều nước mới đây đã sử dụng hệ thống giám sát mạng và công nghệ nhận diện khuôn mặt của ĐCSTQ, như các nước Trung Đông. EU cũng cảnh báo rằng điều này chống lại con người [quyền bảo mật riêng tư] và lợi ích quốc gia của các nước EU. ĐCSTQ có thể “xuất khẩu” luật Mật Khẩu sang các nước khác trong tương lai. Đây là một thách thức và là mối đe dọa mới đối với các nước dân chủ trên toàn thế giới.
Giới quan sát quốc tế tin rằng ĐCSTQ có ba mục đích chính khi phát triển blockchain. Ngoài việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, tự chủ về chính sách tiền tệ và giám sát tài chính nội địa, chế độ Trung Cộng còn có kế hoạch thiết lập một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số để chống lại hệ thống tiền tệ quốc tế mà đông đô la Mỹ đang là trung tâm. Kết hợp hệ thống này với sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”, chế độ Trung Cộng muốn tạo ra “một chính phủ kỹ thuật số tầm cỡ” để thống trị thế giới.
Đến lúc đó, ĐCSTQ có thể sẽ bành trướng các phương thức kiểm duyệt trong nước ra nước ngoài, gây ra các vấn đề bảo mật toàn cầu. Nói cách khác, khi các nước tham gia sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” bắt đầu sử dụng hệ thống thanh toán xuyên biên giới của Trung Quốc, khi nhiều nước đưa vào sử dụng hệ thống giám sát mạng hay công nghệ nhận diện khuôn mặt của Huawei và ZTE, khi mọi người đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như WeChat, Weibo, Douyin,… hoặc khi mua hàng trên Taobao, thì không chỉ thông tin cá nhân của người dùng mà cả mật khẩu tài khoản của người dùng cũng có thể rơi vào tay ĐCSTQ.
Thiên Thảo’s Blog biên dịch từ Epoch Times.