5-6-2023
Trong khi đó, theo tính toán của đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển:
“Ước tính từ thời điểm trễ hẹn giá Fit này đã có trên 4.600MW từ các dự án trên không được khai thác đưa vào sử dụng. Trong khi đó chúng ta đang trong tình trạng thiếu điện, đã và đang phải nhập điện từ nước ngoài. Theo số liệu, hiện nay chúng ta phải nhập là 1.272MW và dự kiến đến năm 2030 là 5.743MW”.
Một chuyên gia theo dõi tình hình thiếu điện trên toàn quốc và các phát biểu ở Quốc hội cho rằng:
“Lý do có nhiều, không đơn thuần chỉ là vấn đề kỹ thuật, đấu nối hay quá tải… mà chủ yếu do quản lý kém. Không đấu nối [ngành điện] lấy đủ lý do là do doanh nghiệp chưa hoàn thiện hồ sơ theo đủ các quy định do bộ Công thương đặt ra, làm khó cho doanh nghiệp và không đấu nối còn lấy lý do là đường dây 500 KV quá tải. Nhưng thực tế không phải vậy. Trong quy hoạch điện VII và VIII vẫn cho phép xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện công suất lớn. Hơn nữa khi cấp phép xây dựng điện gió và điện mặt trời thì đã phải cân đối tải và đấu nối. Đây là lỗi của EVN và bộ công thương.”
Theo ông:
“Nó còn lý do tiêu cực nữa. Làm khó bằng đủ các thủ tục để bắt doanh nghiệp phải chi tiền. Rất nhiều doanh nghiệp kêu ca về chuyện này. Anh nên gặp các doanh nghiệp làm năng lượng tái tạo, lắng nghe phản ánh của họ. Cả những doanh nghiệp đã được cấp phép. Xem họ phải qua các cửa ải và phải chi bao nhiêu mới được cấp phép và đấu nối.”
Tôi không có điều kiện gặp các doanh nghiệp, nhưng điện dư và khi có thể cân đối giữa điện nền và năng lượng tái tạo mà không hòa lưới EVN ngay thì không tiêu cực cũng nên gọi là… phản động [phải đấu nối ngay, chưa thống nhất được giá thì đàm phán tiếp].
Bất luận thủ tục gì mà trong khi dân và nền kinh tế thiếu điện mà Bộ Công thương và Ngành Điện không thể “đấu nối, truyền tải” và mua điện sản xuất trong nước [đang dư thừa] thì sự tồn tại của nó là vô lý, phải loại bỏ hay sửa đổi ngay. Chính phủ, Quốc hội phải coi việc chậm tháo gỡ những thủ tục để mua điện [sản xuất trong nước] là tham nhũng, là tiêu cực mà không cần bất cứ bằng chứng gì.