Đỗ Ngà
24-10-2022
Dự án Sân bay Quốc tế Vân Đồn manh nha đầu những năm 2000. Ngày 31/5/2006, Thủ tướng Chính phủ khi đó là ông Phan Văn Khải đã ký Quyết định 786 phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế – xã hội khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”, trong đó đưa ra lộ trình cụ thể để phát triển hạ tầng tại đây, như giai đoạn 2006 – 2010 sẽ hoàn thành cơ bản các công trình then chốt, gồm quy hoạch chi tiết, khởi công và hoàn thành một số hạng mục công trình như sân bay, cảng biển, một số khu du lịch.
Dự án xây dựng sân bay này nằm trên giấy, mãi đến đến năm 2012, khi đó ông Phạm Minh Chính về làm Bí thư Tỉnh Quảng Ninh thì dự án được xúc tiến. Các nhà đầu tư được mời vào gồm các tên tuổi lớn như Tập đoàn Rockingham (Mỹ) và Joinus Việt (liên doanh với Tổng công ty Cảng hàng không Hàn Quốc và Posco E&C) tham gia. Tuy nhiên, hai đối thủ nặng ký này bị gạt ra và thay vào đó là anh “tay mơ” Sun Group của Lê Viết Lam nhảy vào hốt trọn dự án và thực hiện xây dựng theo hình thức BOT. Năm 2016, Sun Group cho thi công và năm 2019 đưa vào hoạt động. Đây là liên minh quyền tiền Phạm Minh Chính – Lê Viết Lam.
Mô hình này làm ăn được nên thừa thắng xông lên, đầu năm 2021, ông Phạm Minh Chính lên làm thủ tướng và liên minh Phạm Minh Chính – Lê Viết Lam mở rộng thêm. Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính lập chính sách lấy đất quy hoạch sân bay tràn lan để giao cho Sun Group xây dựng theo hình thức BOT tiếp tục.
Mới lên làm Thủ tướng được 8 tháng, ông Phạm Minh Chính đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Trong 10 năm tới cả nước có 28 sân bay, đến năm 2050 có 31 sân bay với hình thức hợp tác công tư PPP (BOT là một hình thức của PPP). Có nhiều sân bay chỉ cách nhau chưa tới 100 km nhưng ông Thủ tướng vẫn quyết lấy đất làm sân bay.
Hiện nay nhu cầu vận tải hàng không rất lớn. Những ngày lễ tết, các hãng hàng không không thể nào tiêu hóa hết lượng hành khách đông nghịt. Trong lượng hành khách lớn ấy thị phần khách hạng sang chưa được hãng hàng không nào nhảy vào khai thác và Sun Group đã nhanh chóng nhảy vào làm vua. Ngày 2 tháng 3, Sun Group chính thức ra mắt hãng hàng không hạng sang Sun Air, đầu tư loại phi cơ siêu sang ít chỗ ngồi hiệu Gulfstream, phục vụ giới nhà giàu không thích trễ chuyến, hoãn chuyến và ngồi chật chội trong các phi cơ phổ thông.
Như vậy Sun Group đang có ý muốn trở thành ông trùm ngành hàng không khi mà chính họ sở hữu cả hãng bay lẫn sân bay. Đi đầu trong việc hỗ trợ định hướng này cho Sun Group không ai khác là ông đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông Chính đang làm chính sách cho Sun Group rất rõ. Tất nhiên phải có gì đó thì ông Thủ tướng mới làm chính sách cho doanh nghiệp chứ không ai làm không công cả.
Một ông Thủ tướng điều hành cả nền kinh tế làm chính sách cho doanh nghiệp thì không gì bằng. Từ việc gom sự án đến huy động vốn mà được ông Thủ tướng tác động vào nên thực hiện rất trôi chảy. Cũng giống Vin Group, Sun Group chọn người để kết đôi. Trong trường hợp này, Sun Group chọn chơi với ông Thủ tướng. Mà điều hay là Sun Group chơi với ông Thủ tướng khi ông này mới là Bí thư tỉnh đến giờ.
Sự liên minh Phạm Minh Chính – Lê Viết Lam tưởng như không có gì cản nổi thì nay có vẻ như đang gặp sóng gió. Thị trường vốn của Việt Nam đang đi vào tâm bão. Kênh huy động vốn từ Ngân hàng thì đang bị siết vì chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước. Kênh huy động vốn thị trường chứng khoán giờ cũng đang lâm vào tình cảnh khó khăn. Chỉ số VN Index trên thị trường cổ phiếu thủng mốc 1.000 điểm và thị trường trái phiếu doanh nghiệp thì đang trong thời kỳ đại phẫu với việc hốt Đỗ Anh Dũng và Trương Mỹ Lan cho vào lò. Hiện nay các ông lớn hàng đầu đang bế tắc vốn vì sợ huy động vốn trái phiếu là bị tù. Thị trường trái phiếu trước đây rất dễ dãi cho các đại gia đói vốn nay đang trở thành cạm bẫy.
Hiện nay Sun Group chưa có dấu hiệu bế tắc vốn, tuy nhiên Vin Group thì đang có dấu hiệu. Việc Vin Group lập ra công ty VMI vẽ ra chiêu trò hút vốn trực tiếp từ nhà đầu tư không thông qua thị trường trái phiếu mặc dù về hình thức nó chẳng khác gì cách vay tiền trên thị trường trái phiếu. Điều này cho thấy, Vin Group đang bí vốn nhưng không dám huy động trên thị trường trái phiếu vì sợ bị như Đỗ Anh Dũng và Trương Mỹ Lan. Liệu rằng Sun Group có hơn Vin Group?
Nói tới Vin Group và Sun Group là nói đến cặp song sinh của 2 ông bạn du học Đông Âu. Cách làm ăn na ná nhau. Việc Vin Group bí vốn thì tình cảnh của Vin Group cũng khó mà khá hơn được, bởi vì khủng hoảng thị trường vốn của Việt Nam là tình hình chung. Hiện tại, ông Phạm Minh Chính đang nắm cả nền kinh tế, việc tác động vào kênh huy động vốn cho Sun Group là trong tầm tay. Tuy nhiên, ông có tác động có lợi cho Lê Viết Lam hay không thì không biết. Nếu có thì rất rủi ro cho ông Thủ.
Nếu Sun Group bị tóm như Vạn Thịnh Phát thì liên minh Phạm Minh Chính – Lê Viết Lam sẽ bị lộ và đây có thể là một tử huyệt thứ hai của ông Thủ tướng, bên cạnh tử huyệt Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Cool. I spent a long time looking for relevant content and found that your article gave me new ideas, which is very helpful for my research. I think my thesis can be completed more smoothly. Thank you.
Your article gave me a lot of inspiration, I hope you can explain your point of view in more detail, because I have some doubts, thank you. 20bet
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.