Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân
RFA 2024.10.11
Lịch sử như “cô đặc lại” thành nỗi uất hận bị kìm nén bấy lâu nay từ những ngày tháng 5/2014. Đúng 10 năm sau, cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm nay, lịch sử dường như “được giãn ra” và tái diễn.
———————————-
“Tiếng cuốc gọi hè” sau 10 năm…
Từ ngày thay đổi lãnh đạo trên thượng tầng Ba Đình, người dân Hà Nội và Sài Gòn – vốn không mấy quan tâm đến chính trị – bỗng có đôi chút mong ngóng… Ông Tô Lâm đi Mỹ, đi Pháp về có đôi chút lao xao, dư luận Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn đến chính trị và các chuyến công du quốc tế của người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Các cuộc gặp gỡ và phát biểu của ông Tô Lâm, đặc biệt là những điều chỉnh lập trường của Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraine, đã tạo ra một số kỳ vọng về lập trường cứng rắn hơn của Việt Nam trước các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Chuyến thăm từ 10—12/10 của Thủ tướng Lý Cường đến Hà Nội, khiến người dân kỳ vọng vào việc chính quyền Việt Nam sẽ bày tỏ thái độ thẳng thắn và nghiêm khắc trước những vụ việc Trung Quốc đối xử tàn bạo với ngư dân Việt Nam. Nhớ 10 năm trước, sau vụ Giàn khoan 981, ngày 18/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết, nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt-Trung và tình hình khu vực (1).
Chưa rõ liệu Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đề cập đến việc Trung Quốc đối xử thô bạo với ngư dân Việt Nam khi gặp ông Lý hay không? Tại cuộc gặp lần trước giữa hai vị ở Đại Liên (Trung Quốc), ông Chính khi đó từng đề nghị hai nước “tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau” trên Biển Đông, cũng như yêu cầu Trung Quốc “xử lý thỏa đáng các vấn đề về tàu cá và ngư dân” (2). Lần này, liệu ông Lý Cường có đáp ứng dầu chỉ một phần “yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, khẩn trương điều tra và thông báo kết quả cho phía Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự”? (3). Theo lời chính các ngư dân bị Trung Quốc đánh trọng thương kể lại, tàu nước ngoài có gắn cờ Trung Quốc. Khoảng 40 người mặc đồ rằn ri, lên thuyền của họ, cầm que sắt gặp đâu đánh đó, khiến bốn thuyền viên Việt Nam bị thương nặng. Các ngư dân cũng cho biết phía Trung Quốc đã lấy đi các ngư cụ và vật dụng giá trị, ước tính thiệt hại khoảng 500 triệu đồng, theo trang Geointasia, chuyên theo dõi các tàu hoạt động tại Biển Đông qua “PLA tracking” (4),
Như “tiếng cuốc gọi hè”, vậy là thu này bỗng dưng nhớ lại những làn sóng biểu tình phản đối Trung Quốc trên khắp cả nước hồi tháng 5/2014, tố cáo Bắc Kinh xâm phạm vùng biển Việt Nam. Hồi đó, cả Hà Nội như sống lại những ngày thu tháng 8/1945… Đoàn biểu tình chia thành từng đợt từ sáng đến trưa diễu hành qua nhiều con phố lớn, từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Vườn hoa Chí Linh lên tận Nhà Hát lớn của Hà Nội. Đoàn biểu tình hô vang mãi điệp khúc: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược!”, “Trung Quốc cút khỏi Biển Đảo của Việt Nam!”, “Vì Biển Đông quên mình, vì Biển Đông hy sinh, anh em ơi…!” Âm hưởng ấy vãng mãi cho đến tận hôm nay! Còn nhớ cuộc mít tinh khổng lồ và sinh hoạt chính trị thời sự biển, đảo tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM (Sài Gòn), với sự tham gia của cán bộ viên chức và đông đảo sinh viên. Buổi mít tinh nhằm khơi dậy và giáo dục cho thế hệ trẻ niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm và bổn phận của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời thể hiện lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (5).
“Tương lai chung” nào với Trung Quốc?
Bắc Kinh hành động như hải tặc trên ngư trường truyền thống của Việt Nam trên cơ sở nào? Trung Quốc tuyên bố quyền thống trị trên thực tế nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 370 km của bảy quốc gia ASEAN ven biển, trong đó có Việt Nam. Bắc Kinh đã củng cố tuyên bố của mình vào đầu năm nay bằng cách tiếp cận Căn cứ Hải quân Ream ở Campuchia. Vậy Trung Quốc có căn cứ quân sự thường trực tại Campuchia không? (6). Theo tờ Asia Sentinel, bằng cách kiểm soát vùng biển này, Trung Quốc khiến các lực lượng Mỹ khó đi lại tự do hơn và thách thức cấu trúc an ninh hiện tại do Hoa Kỳ lãnh đạo ở khu vực Indo-Pacific. Bắc Kinh đã định ra luật lệ, quy tắc và quy định quản lý hành vi trong 3,5 triệu km vuông biển, nơi có lượng hàng hóa thương mại ước tính 3 – 5 nghìn tỷ đô la mỗi năm đi qua, là một trong những tuyến đường vận chuyển bận rộn nhất thế giới. Kể từ năm 2021, Trung Quốc đã đưa ra các quy định tuần tra hàng hải mới cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển của mình bắt giữ các tàu và cá nhân nước ngoài trong tối đa 60 ngày nếu nghi ngờ họ xâm nhập trái phép vào nơi mà họ coi là lãnh thổ không thể tranh cãi của mình, được xác định theo đường ranh giới chín đoạn (7).
Những ngày này, không thể không bi quan khi nghĩ về thỏa thuận Việt Nam cam kết cùng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” với Trung Quốc, trong khi mọi con đường để đòi lại Hoàng Sa đều bế tắc (8). Từ ngày cưỡng chiếm Hoàng Sa, Bắc Kinh đã nhanh chóng thiết lập sự hiện diện trên quần đảo, xây dựng các tiền đồn và cơ sở hạ tầng quân sự. Những cơ sở này ngày càng được nâng cấp, biến Hoàng Sa thành một “hàng không mẫu hạm” trên Biển Đông với các hệ thống radar, đường băng, và các tổ hợp tên lửa. Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa vào hệ thống hành chính của tỉnh. Hải Nam và chính thức coi Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của mình. Trung Quốc bắt đầu khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển xung quanh Hoàng Sa, bao gồm ngư trường và các mỏ dầu khí. Trung Quốc liên tục sử dụng các biện pháp ngoại giao và quân sự để khẳng định quyền kiểm soát Hoàng Sa và các khu vực khác trên Biển Đông. Họ bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế năm 2016, phủ nhận các yêu sách biển của các nước láng giềng. Những bước đi này là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm khẳng định sự thống trị ở Biển Đông, thường xuyên đối đầu với các yêu sách và chủ quyền của Việt Nam (9)
Thời gian gần đây, các động thái gây sức ép của Trung Quốc đối với Việt Nam xem ra có vẻ thô bạo và “phản – ngoại giao” hơn thời Nguyễn Phú Trọng. Lúc TBT, CTN Tô Lâm lên đường dự họp Liên Hiệp Quốc, Campuchia bất ngờ tuyên bố rút khỏi tam giác phát triển Lào Campuchia – Việt Nam (10). Động thái này có vẻ gây khó cho ông Tô Lâm khi phát biểu về chủ nghĩa đa phương và đoàn kết Đông Dương tại LHQ. Chưa hết, sau khi TBT, CTN Tô Lâm hội kiến với Tổng thống Joe Biden, Trung Quốc đã cho phóng hỏa tiễn hạt nhân chiến lược xuyên lục địa có tầm bắn tới 15,000 km. Các quan sát viên xem cuộc biểu dương hỏa tiễn này là tín hiệu mà Bắc Kinh muốn gửi tới cả Mỹ lẫn Việt Nam trong cuộc tranh chấp Biển Đông (11). Trở lại vụ ngư dân Quãng Ngãi, Mỹ và EU đã quan ngại việc Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam bị thương ở Hoàng Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller hôm 3/10 bày tỏ quan điểm. Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước các báo cáo về việc các tàu thực thi pháp luật của CHND Trung Hoa có các hành động nguy hiểm đối với các tàu cá Việt Nam xung quanh quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29/9. Chúng tôi kêu gọi CHND Trung Hoa chấm dứt các hành vi nguy hiểm và gây bất ổn trên Biển Đông (12).
________________
Tham khảo:
(6) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crl84dw9ygro
(7) https://www.asiasentinel.com/p/china-fait-accompli-south-china-sea
Simply wish to say your article is as amazing The clearness in your post is just nice and i could assume youre an expert on this subject Well with your permission let me to grab your feed to keep updated with forthcoming post Thanks a million and please carry on the gratifying work
toobit exchange
GlobalBllog Pretty! This has been a really wonderful post. Many thanks for providing these details.