Saturday, December 21, 2024
HomeBLOGLẠI VỀ TƯƠNG ỚT VÀ CHINSU

LẠI VỀ TƯƠNG ỚT VÀ CHINSU

NGỌC VINH

Trong chai tương ớt Chin-Su chỉ có 11% là ớt nhưng có tới 20 loại phụ gia công nghiệp, trời ạ. Đọc bài này xong, xin thề với lòng, ko bao giờ dùng tương ớt sản xuất công nghiệp nữa!
————————
LẠI VỀ TƯƠNG ỚT VÀ CHINSU
(Fb Nguyễn Giang Nam)

Để có cái nhìn chi tiết, đầy đủ hơn, chiều qua tôi đã ghé qua siêu thị MM Megamarket xem xét thành phần của các chai tương ớt đang bày bán ở đây, đồng thời ngó qua 1 số sản phẩm liên quan. Siêu thị hiện bày bán khoảng 15-20 loại tương ớt khác nhau. Tôi liệt kê ở đây 11 loại mới cộng với 4 loại trong bài trước có nêu, tổng cộng là 15 loại tương ớt, trong đó 5 loại sản xuất ở Thái Lan, 9 loại ở Việt Nam, và 1 loại ở Malaysia.

Do số lượng sản phẩm khảo sát lần này khá lớn, việc liệt kê chi tiết thành phần cũng như hình chụp sẽ khiến bài viết rất dài mà không mang nhiều ý nghĩa, tôi xin phép chỉ tóm tắt kết quả:

1. Có 5/15 sản phẩm có dùng phụ gia tạo màu, 1 của Thái Lan và 4 của Việt Nam. Trong đó Cholimex chỉ dùng phụ gia màu vàng Sunset yellow FCF (110) nên có màu nhạt hơn so với các nhãn dùng kết hợp với màu đỏ Ponceau 4R (124). Cả 2 phụ gia này đều là màu nhân tạo, tổng hợp từ nhựa than đá hoặc dầu mỏ. Riêng 124 còn bị cấm ở một số nước vì nghi ngờ có thể gây ung thư và chứng tăng động ở trẻ nhỏ.

2. Có 10/15 sản phẩm có dùng chất bảo quản, trong đó:

– 5 sản phẩm chỉ dùng duy nhất benzoat natri (211), là thành phần có thể phản ứng với Vinamin C trong tương ớt để tạo ra benzene gây ung thư.
– 2 sản phẩm dùng lẫn lộn benzoat natri (211) và sorbate kali (202).
– 2 sản phẩm chỉ dùng sorbate kali (202) vốn được cho là an toàn hơn benzoat natri (211).
– Tất cả 9 sản phẩm của VN đều dùng chất bảo quản.

3. Có 10/15 sản phẩm có bổ sung bột ngọt và/hoặc siêu bột ngọt. Sản phẩm VN duy nhất không dùng bột ngọt là Sriracha của Vị Hảo. Một số sản phẩm còn dùng thêm phụ gia tạo độ ngọt.

4. Về lượng ớt có trong sản phẩm, Sriracha Vị Hảo có đến 80% là ớt, trong khi đó Happy Price của chính siêu thị MM lại chỉ có 8% ớt mà thôi, thấp hơn cả Chinsu với 11% ớt.

5. Có đến 2 thương hiệu Sriracha của Vị Hảo và của Cholimex có hình thức trông khá giống nhau và đều giống Sriracha của Huy Fong. Đánh giá cá nhân thì cả Cholimex và Vị Hảo đều cố tình đánh lận, khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn, tưởng là Sriracha Huy Fong. Mình lúc đầu cũng tưởng là Sriracha Huy Fong đã sản xuất ở VN nên hí hửng mua về. Buổi tối ngồi xem kỹ lại thì mới biết mình bị nhầm (hay bị lừa không biết nữa).

6. Heinz (Thái Lan) và LIFE (Malaysia) không ghi tỉ lệ ớt trong thành phần nên không rõ có bao nhiêu ớt trong 2 sản phẩm này.

7. Có 4 sản phẩm, đều của VN, dùng sunfit natri (221) và/hoặc metabisunfit natri (223) làm chất chống oxy hóa. Các phụ gia này nhìn chung được đánh giá là vô hại, tuy nhiên nó có thể gây dị ứng, hen suyễn với 1 số người.

8. Chai Chinsu, loại bị thu hồi ở Nhật, đứng đầu về số lượng phụ gia liệt kê trong thành phần: 16 loại. Đó là chưa kể 4 loại phụ gia khác có trong thành phần nhưng không định danh được, bao gồm:

– Maltodextrin là một loại carb nhân tạo được làm từ tinh bột. Chất này khá quen thuộc với anh em tập thể hình hoặc các vận động viên vì giúp cho họ nhanh chóng bổ sung glycogen cho cơ thể.

– Dextroza không rõ là gì, có thể là đường dextrose chăng. Nếu là dextrose thì chắc nhiều bạn cũng biết, đây chỉ đơn giản là 1 loại đường glucose trích ngô (bắp), có thể được dùng như phụ gia để tạo độ ngọt. Bạn nào biết chính xác hơn thì giải thích giúp mình chất này với.

– 2 phụ gia còn lại là “hương tổng hợp” và “bột wasabi”.��

VÀI NHẬN XÉT CHỦ QUAN:

Theo dự đoán chủ quan của cá nhân, có thể Chinsu và 1 số nhà sản xuất thường xuyên thay đổi phụ gia. Nên để thuận lợi trong sản xuất, họ liệt kê tất cả các phụ gia có thể vào trong thành phần, chứ việc cho 20 loại phụ gia trong đó có nhiều thứ có tính chất tương đương nhau vào cùng 1 sản phẩm thực sự không có nhiều ý nghĩa. Ví dụ như 202 và 211, 260 (giấm), 300 (vitamin C) và 330 (chanh), 221 và 223, 950 và 951 đều là những cặp chất có cấu tạo, công dụng gần tương đương nhau. Dù thế nào thì vẫn rõ ràng cả 2 loại tương ớt Chinsu có trong khảo sát đều nằm trong top đầu về số lượng phụ gia sử dụng.

Ngoài ra, qua 1 buổi dạo trong MM Megamarket, tôi nhận thấy việc sử dụng 211 làm chất bảo quản, cũng như sử dụng các loại phẩm màu nhân tạo, là rất phổ biến trong chế biến thực phẩm. Nó không chỉ có trong tương ớt mà trong hầu hết các thực phẩm, nước giải khát, nước trái cây trên thị trường. Nó phổ biến không chỉ với những sản phẩm của VN mà cả những thực phẩm sản xuất từ các nước khác, không chỉ từ các hãng nhỏ lẻ mà cả những thương hiệu đứng đầu thế giới. Tôi xin phép không liệt kê ở đây vì không có nhiều ý nghĩa và có thể gây ảnh hưởng không đáng có đến nhà sản xuất. Bạn nào muốn kiểm chứng có thể tự mình ghé bất kỳ siêu thị nào, lật các loại thực phẩm, nước giải khát đang bày bán tìm thử trong thành phần có 210/211/212 hay không.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular