Thưa các bạn !
Hôm nay tôi đăng lại stt này và mong muốn các bạn luật sư, bà con dân oan Lộc Hưng vào xem bổ sung và góp ý để làm rõ những chi tiết chưa minh bạch trong vụ nhà cầm quyền thành hồ cưỡng chế đập phá nhà cửa, cưỡng chiếm đất đai của giáo dân Vườn rau Lộc Hưng.
Tôi từng là một thành viên trong Ban quản trị chung cư 57 Phạm Ngọc Thạch Phường 6 Quận 3 (Cư xá Duy Tân, thuộc Bộ Giáo Dục VNCH) cùng đứng đơn khiếu nại tập thể về việc Phòng QLĐT Q3 ngang nhiên ký hợp đồng cho thuê nhà gac dan của chung cư 57 PNT (là tài sản chung của chung cư) cho một hộ dân sang nhượng trái phép, cùng với một CSKV ngang nhiên vào chiếm một phần sân sau dựng nhà, nhập hộ khẩu.
Sai phạm và bất hợp pháp rành rành nhưng chúng tôi mất gần 4 năm mới đòi lại được nhà gac dan cho chung cư. Là người đại diện cho tập thể chung cư trực tiếp làm việc với Phòng QLĐT Q3 và UBND Q3, tôi đã gặp và cũng bóc trần nhiều thủ đoạn của những người liên quan đến vụ việc này. Kể cả việc họ tạo ra giấy tờ giả và sửa chữa giấy tờ để giải trình với các cơ quan chức năng.
Từ những kinh nghiệm đã trải qua, nghe anh Trực giáo dân Lộc Hưng trình bày về nguồn gốc đất vườn rau Lộc Hưng, bằng cảm nhận của mình và liên hệ với vụ Đồng Tâm, tôi thấy ngay có sự giống nhau ở hai vụ này.
Vụ Đồng Tâm chỉ có duy nhất một quyết định thu hồi đất làm sân bay. Nhưng những kẻ muốn chiếm đất đồng Sênh đã nhập nhằng cho rằng đất đồng Sênh là đất sân bay bị người dân canh tác và lấn chiếm. Mặc dù diện tích đất sân bay còn đầy đủ và Hà Nội không chứng minh được phần diện tích tăng thêm ngoài quyết định trên bằng một quyết định thu hồi đất nào khác.
Vụ Vườn rau Lộc Hưng có nhiều nét tương tự.
KHÔNG THỂ THU HỒI ĐẤT VƯỜN RAU LỘC HƯNG NHƯ THU HỒI ĐẤT CÔNG.
Vụ vườn rau Lộc Hưng có nét giống vụ Đồng Tâm. Đó là nhập nhằng giữa 12.000m2 đất đài phát tín (đã xác lập quyền sở hữu Nhà nước) và 48.000m2 đất của dân đang xử dụng CHƯA xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
Tổng diện tích khu đất do Hội Thừa Sai Paris giao cho Giáo dân từ năm 1954 là 60.000m2, sau đó người Pháp mượn đất xây dựng đài phát tín trên diện tích 12.000m2.(có văn bản mượn bằng tiếng Pháp).
Sau năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản chiếm đài phát tín 12.000m2 và dựa vào quyết định số 111/CP năm 1977 xác lập quản lý nhà nước đối với khu đất trên.
Sở Bưu điện viễn thông Saigon được giao cho quản lý 1.2 ha đất này, và đã đem phân lô chia nhau nội bộ và dư bán ra ngoài, khoảng năm 1990.
Phần còn lại là Khu “vườn rau Lộc Hưng”, là đất của những hộ dân di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, sinh sống và canh tác liên tục từ đó đến nay.
Hồ sơ địa chính cho biết, khu vườn rau Lộc Hưng có diện tích 4,8ha (48.000m2), thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ.
Do đây là đất của tổ chức tôn giáo chia cho giáo dân đang canh tác, không phải đất trống nên nhà cầm quyền cộng sản không thể tịch thu bằng quyết định số 111/CP.
Nhưng do có dã tâm chiếm đất nên nhà cầm quyền quận Tân Bình không làm giấy tờ hợp thức hoá nhà đất cho người dân trong suốt nhiều năm qua, mặc dù họ sử dụng ngay tình, liên tục từ năm 1954 đến nay, trong khi luật đất đai năm 1993 mới ban hành quy định đất đai người dân sử dụng trước 15/10/1993 được thừa nhận.
Dù cố tình không cấp giấy tờ hợp thức hoá nhà đất cho người dân trên 48.000m2 này nhưng không đủ cơ sở pháp lý để thu hồi đất như thu hồi đất công vì đây là đất của tổ chức tôn giáo.
Báo Tuổi Trẻ hôm nay đăng bài : Cưỡng chế 112 căn nhà xây trái phép ở khu vườn rau
https://tuoitre.vn/cuong-che-112-can-nha-xay-trai-phep-o-kh…
Nguồn gốc pháp lý khu đất
Theo tài liệu của UBND Q.Tân Bình cung cấp: khu đất có diện tích 4,8ha, tọa lạc tại P.6, Q.Tân Bình.
Trước năm 1975, khu đất trên do Nha giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý sử dụng làm đài ăngten. Sau năm 1975, Hội đồng Chính phủ có quyết định số 111/CP năm 1977 xác lập quản lý nhà nước đối với khu đất trên, giao Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm đài phát tín. Đến năm 1991, khu đất trên được giao cho Bưu điện TP.HCM.
===================
Xin hỏi Báo Tuổi Trẻ
1/ quyết định số 111/CP năm 1977 xác lập quản lý nhà nước đối với khu đất do Nha Viễn thông VNCH có diện tích bao nhiêu m2 ? 12.000m2 hay 48.000m2 ?
2/ Bản vẽ hiện trạng kèm Theo quyết định đâu ?
3/ Vì sao đất đã giao Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm đài phát tín và Đến năm 1991, khu đất trên được giao cho Bưu điện TP.HCM mà dân vẫn sinh sống trong đó và canh tác liên tục tới nay ?
4/ Bản vẽ có hiện trạng của từng nhà dân sinh sống ở khu vực này theo đăng ký hộ khẩu không ?
Túm lại ! Cưỡng chế đập phá nhà với lý do xây dựng không có giấy phép (Do nhà cầm quyền cố tình không hợp thức hoá đất đai và không cấp phép xây dựng) Nhưng thu hồi đất như thu hồi đất công thì không được.
Xác lập quyền sở hữu nhà nước là thủ tục bắt buộc phải có đối với nhà đất công trước khi có luật đất đai.
Thủ tục này bao gồm bản vẽ hiện trạng vào thời điểm ra quyết định và quyết định kèm theo với số liệu, bản đồ giải thửa.
Các bạn hãy nghe kỹ video kèm theo để biết những người đại diện cho dân Vườn rau Lộc Hưng đã phải đối phó như thế nào, kể cả nhà cầm quyền tìm cách tước đoạt những giấy tờ bản chính của dân ở đây.
Mong các luật sư vào cuộc giúp dân Lộc Hưng vụ này.
———————
Nguồn tham khảo :
Tin Mừng Cho Người Nghèo
Nguồn gốc khu đất Vườn Rau Lộc Hưng, Phường 6, quận Tân Bình
Mời quý vị theo dõi phóng viên Huyền Trang phỏng vấn anh Cao Hà Trực, người dân Vườn Rau Lộc Hưng, nói về nguồn gốc và lịch sử khu đất.
Xem trên kênh Youtube AMEN Tv:
https://www.youtube.com/watch?v=dp5IPf0zJJY
PS : Nghị đinh 111 CP là văn bản ăn cướp từ thời Đỗ Mười, khi Luật đất đai có hiệu lực thì nghị định này đã vào sọt rác rồi, không để chúng dùng văn bản này lấp liếm lừa bà con.
—————–
Khu “vườn rau Lộc Hưng”, là đất của những hộ dân di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, và sinh sống từ đó đến nay. Hồ sơ địa chính cho biết, khu vườn rau Lộc Hưng có diện tích 4,8ha, thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ.
Sau năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản không cấp một giấy phép xây dựng nào cho các hộ dân sinh sống ở đây. Mặc dù nằm ngay bên cạnh trục lộ chính Cách Mạng Tháng Tám, gần kề công viên Lê Thị Riêng, người dân chỉ có thể dựng những căn nhà nhỏ trên những thửa đất này, đồng thời trồng rau để cải thiện cuộc sống, nên mới có tên gọi “Vườn rau Lộc Hưng.”
Hơn 10 năm nay, nhà cầm quyền cộng sản nhiều lần tìm mọi thủ đoạn để cưỡng chiếm khu đất này nhưng đều bất thành trước sự đoàn kết của bà con khu xóm. Chính những người dân nơi đây đã đồng lòng, hiệp lực tự bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ tài sản của ông cha đã ngăn chặn và phá hủy nhiều âm mưu muốn chiếm đất của nhà cầm quyền.
Hơn 10 năm trước vào 2008, nhà cầm quyền đã huy động một lực lượng hùng hậu để cưỡng chiếm những gặp phải sự phản đối quyết liệt và quyết tử của bà con, khiến nhà cầm quyền đã chùng tay rút lui.
Trong khoảng hai năm lại đây, vì nhu cầu nhà ở bà con không thể chờ đợi giấy phép xây dựng của nhà cầm quyền (nhưng thật ra thì hơn 20 năm nay, nhà cầm quyền đã không hề giải quyết đơn khiếu kiện của bà con về việc xây dựng nhà ở) đã tự xây dựng nhà ở cho mình.
Chiều nay ngày 4-1-2019 đã có hơn 10 người dân bị bắt đưa đi và mọi con đường dẫn vào khu vực “vườn rau Lộc Hưng” đều bị phong tỏa. Nhà cửa trong khu vực Vườn Rau vẫn đang bị phá.
Pv. TMCNN