Sunday, December 22, 2024
HomeBIỂN ĐÔNGHUAWEI BỊ ĐIỀU TRA ĐÁNH CẮP PHÁT KIẾN CÔNG NGHỆ (THUẬT LÝ)...

HUAWEI BỊ ĐIỀU TRA ĐÁNH CẮP PHÁT KIẾN CÔNG NGHỆ (THUẬT LÝ) TẠI MỸ.

 

Vụ ung nhọt Huawei đã đem lại một cái nhìn ít có của Hoa Kỳ nhắm vào gã khổng lồ Trung quốc
Lê Tùng Châu dịch

Huawei Sting Offers Rare Glimpse of the U.S. Targeting a Chinese Giant
By Erik Schatzker, Reporter. Bloomberg Businessweek
February 4, 2019, 4:00 PM
https://www.bloomberg.com/…/huawei-sting-offers-rare-glimps…

Kính kim cương có thể khiến màn hình điện thoại của bạn gần như không bị bể và nhà phát minh ra nó cho hay rằng FBI đã cậy nhờ tới ông sau khi Huawei cố công đánh cắp bí quyết này.

Một miếng mẫu trông giống như một mảnh kính thông thường độ 4 inch vuông, hai mặt trong suốt. Nó được đóng gói như một mẫu vật quý trọng mà nhà phát minh ra nó, ông Adam Khan, đã chắc mẫm nó đã được bỏ vô lớp giấy sáp, ép chắc trong cái khay có tráng một lớp gel silicon, rồi bọc trong một hộp nhựa, có các túi khí bao quanh và được gắn xi niêm phong trong một hộp các tông rồi mới được gửi đi thử nghiệm tại một lò luyện thí nghiệm ở San Diego do Huawei Technologies Co. làm chủ. Nhưng trễ hạn có đến hàng tháng mẫu thử này mới được trao trả về vào tháng 8 năm ngoái, trong tình trạng bị hư hỏng nặng, thì Khan nghĩ ngay có điều gì đó không ổn. Phải chăng công ty Trung quốc kia đã cố đánh cắp thuật lý của ông?

Miếng kính này là một thứ mẫu chuẩn ban đầu mà theo những gì công ty của Khan -công ty Akhan Semiconductor Inc.- tự tin rằng nó sẽ là màn hình điện thoại thông minh gần như không thể bị đập bể. Sự cách tân của Khan đã tính toán một cách thức phủ một một lớp kim cương nhân tạo siêu mỏng lên mặt kính thủy tinh thường. Ông mong sẽ bán bản quyền thuật lý [*] này cho các nhà sản xuất điện thoại để họ dùng nó phát triển một thế hệ hàng điện tử hoàn toàn mới, siêu bền. Akhan cho biết với Miraj Diamond Glass, là loại sản phẩm đang nói, bền chắc hơn 6 lần và chống trầy xước gấp 10 lần so với Gorilla Glass, vốn là một tiêu chuẩn công nghiệp đã tạo ra khoảng 3 tỷ đô la doanh thu hàng năm cho Corning Inc., “Nhẹ hơn, mỏng hơn, chắc hơn, nhạy hơn”, Khan nói về sản phẩm này một khi nó mang đầy đủ tính năng dưới dạng thương phẩm. Với Miraj, ông hứa chắc, sẽ mở ra một đẳng cấp nền tảng mới trong lĩnh vực thiết kế.

Giống như tất cả các nhà phát minh, Khan bị ám ảnh lo lắng về phát minh dễ bị bắt chước vô tội vạ. Mặc dù vậy, ông khá bất ngờ trước lối hành xử đáng ngờ của Huawei, một khách hàng tiềm năng, sau khi gởi cho họ mẫu vật đã được đóng gói kỹ lưỡng. Khan còn ngạc nhiên hơn khi Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã chọn ông và giám đốc điều hành của Akhan, Carl Shurboff, với tư cách là người dự phần trong việc điều tra về Huawei. FBI đã yêu cầu họ đi du lịch tới Las Vegas và tiến hành một cuộc họp với đại diện của Huawei tại một cuộc Triển lãm hàng Tiêu dùng Điện tử hồi tháng trước. Shurboff được trang bị các thiết bị giám sát và ghi âm lại cuộc nói chuyện trong khi một phóng viên của Bloomberg Businessweek theo dõi từ một khoảng xa an toàn.

Cuộc điều tra này, không được công bố trước đây, và cũng được tách ra khỏi bản cáo trạng của đại bồi thẩm đoàn mới công bố gần đây chống lại Huawei. Vào 28 tháng Giêng, các công tố viên liên bang ở Brooklyn đã buộc tội công ty và giám đốc tài chính của công ty, bà Mạnh vãn Chu (Wan Wanzhou), với nhiều tội danh gian lận và chủ mưu. Trong một vụ án khác, các công tố viên ở Seattle đã buộc tội Huawei đánh cắp bí mật thương mại, chủ mưu và cản trở công lý, họ cũng khẳng định một nhân viên của công ty đã lấy cắp một phần con robot, có tên gọi là Tappy, tại một cơ sở của T-Mobile US Inc. có khả năng là ở Bellevue, Wash. “Các lời buộc tội này đã cho thấy rõ sự cố ý coi thường trắng trợn không thể chối cãi của Huawei đối với luật pháp nước ta và các hoạt động kinh doanh toàn cầu tiêu chuẩn”, ông Christopher Christopher Wray, giám đốc FBI, cho biết trong một thông cáo báo chí kèm theo cáo trạng ngày 28 tháng 1. “Ngày hôm nay phải là ngày tiêu biểu trong việc lên lời cảnh báo rằng chúng ta sẽ không dung thứ cho các nhà doanh nghiệp nào vi phạm luật pháp của chúng ta, cản trở công lý hoặc gây nguy hiểm cho sự thịnh vượng và nền kinh tế quốc gia”. Huawei đã phủ nhận các lời buộc tội.

Nếu cuộc điều tra mới này đem lại kết quả, cùng với bản cáo trạng, sẽ thúc đẩy chính quyền Trump thêm nỗ lực ngăn chặn việc Huawei bán các loại thiết bị thế hệ thứ năm (fifth-generation), còn gọi là 5G, thiết bị kết nối mạng không dây trên lãnh thổ Hoa Kỳ cũng như các quốc gia đồng minh. Hoa Kỳ tin rằng vụ Huawei đã đặt ra vấn đề về mối đe dọa đến an ninh quốc gia, một phần, bởi vì họ [Huawei] có thể thiết lập các cửa hậu không thể phát hiện được, thành các cương liệu [hardware] và nhu liệu [software] 5G, cho phép chính quyền Trung quốc theo dõi dọ thám lĩnh vực truyền thông của Mỹ và tiến hành các cuộc tấn công thông qua không gian điện não [cyberwarfare]. Còn Huawei thì bảo rằng đây là một hình thức lu loa về chính trị nhằm gây tổn hại cho một công ty Trung quốc và gieo hoài nghi để hướng dư luận đến vụ T-Mobile vốn đã đã được giải quyết xong tại một phiên tòa dân sự cùng những sự chuyện liên quan đã diễn ra cách đây hơn nửa thập niên. Nếu Tappy đi xa đến mức dính vào một vụ trộm cắp (quyền sở hữu trí tuệ), thì đó có vẻ như họ đang dính vô một bãi lầy hay hớm ghê, ông Adam Adam Segal, một chuyên gia an ninh mạng thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nói với Washington Post mới đây.

Cùng vào ngày tuyên bố của Wray được đưa ra, chính phủ đã lùng tìm lò luyện thí nghiệm Huawei ở San Diego nơi mẫu kính Akhan được gởi tới. Cuộc đột kích săn lùng của FBI là bí mật, nhưng không bí mật với Khan và Shurboff, hai người luôn nhận được các báo cáo vắn tắt thường xuyên về tiến trình điều tra thông qua luật sư của Akhan, ông Renato Mariotti, một cựu công tố viên nổi tiếng, người hiện đang là đối tác tại công ty luật Thompson Coburn LLP. Đến lúc đó, họ [FBI] cũng đã thành công trong việc khiến các đại diện của Huawei thừa nhận, trên băng ghi âm, là đã tự ý hủy hợp đồng với Akhan và, một bằng chứng hiển nhiên vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ. Huawei đã lặng im không phản hồi dù dư luận đặt vấn đề bình luận được yêu cầu nhiều lần về vụ này. Câu chuyện này dựa trên các tài liệu, trong đó gồm email và những tin nhắn văn bản trao qua đổi lại giữa Huawei, Akhan với FBI, cũng như các tường thuật từ chiến dịch phá ung nhọt này ở Las Vegas cũng như các cuộc phỏng vấn với Khan và Shurboff. Businessweek đã chia sẻ một loạt bài tường trình chi tiết về cuộc điều tra với Văn phòng Biện lý Hoa Kỳ tại Quận miền Đông New York [Eastern District of New York], và nơi đây từ chối bình luận. FBI cũng từ chối bình luận.

Công việc của Khan tìm cách chế tác trên kính kim cương vốn bắt nguồn từ thời còn học đại học mới 19 tuổi khi ông bắt đầu tìm hiểu về một loại hạt gọi là hạt kim cương siêu nhỏ [nanodiamonds] lúc đang còn là một sinh viên khoa vật lý và kỹ thuật điện tại Đại học Illinois ở Chicago. Sau khi tốt nghiệp, ông đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm tại Cơ sở sản xuất nano Stanford và hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ Argonne, cuối cùng đã phát triển kỹ thuật này và được cấp bằng sáng chế về phương thức phủ một lớp nanodiamonds lên các vật liệu như thủy tinh. Ông cũng đã tranh thủ bản quyền và bằng sáng chế liên quan đến kim cương cho công ty Akhan từ phòng thí nghiệm của Argonne vào năm 2014. Qua năm sau, Khan đủ tự tin để bắt đầu quảng bá thuật lý mới của mình. Ông tham gia nhiều vòng họp hội liên quan, bắt đầu trả lời phỏng vấn về việc phổ biến thuật lý dưới dạng thương phẩm, ông cũng thuê Shurboff, người đã thủ nhiều vai trò khác nhau suốt 25 năm tại công ty Motorola Inc., Đã đến lúc, Khan tin rằng, sản phẩm sẽ góp mặt với thị trường.

Trong thế giới điện thoại thông minh, mặt kính cường lực dùng làm màn hình là một lợi thế cạnh tranh cũng như bộ xử lý nhanh hoặc các máy quay phim cực tốt. Đó cũng là từ thời Steve Jobs chọn Corning làm nhà cung cấp màn hình cho iPhone đầu tiên cách đây hơn một thập niên. Giới phê bình-đánh giá ngạc nhiên khi thấy thiết bị cứ việc nhét vô tư trong túi lẫn với một mớ đầy nhóc nào chìa khóa nào tiền xu mà cái màn hình phi thường kia vẫn không bị việc gì. Để đảm nhiệm cả Corning, Akhan cần phải thuyết phục các nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn trên thế giới, gồm cả Apple, Samsung và Huawei, rằng mặt kính phủ nanodiamonds thậm chí còn bền chắc cứng hơn cả Gorilla Glass. Năm 2016, Shurboff bắt đầu gửi các mẫu từ cơ sở sản xuất của công ty Akhan, ở Gurnee, Ill., một vùng ngoại ô của Chicago. Ông đã chuyển mẫu đầu tiên cho Samsung; một mẫu khác cũng đã được chuyển đến Huawei.

Ngay cả vào lúc trước cuộc chiến thương mại của Trump nổ ra, và trước cả bản cáo trạng nêu trên, cái tên Huawei vốn đã chở đầy hành trang. Năm 2002, công ty Cisco Systems Inc. đã cáo buộc công ty Huawei đánh cắp mã nguồn cho các bộ định tuyến [router] của họ. Motorola thì bảo hồi vụ kiện năm 2010 rằng Huawei đã thành công khi lái một số nhân viên gốc Trung quốc thành kẻ chuyên cung cấp thông tin cho họ. Và vào năm 2012, Tiểu ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ đã điểm mặt Huawei là một mối đe dọa an ninh quốc gia và kêu gọi chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ tẩy chay, không mua sản phẩm của Huawei. Huawei phủ nhận tất cả các cáo buộc. [họ nói] Các vụ kiện của Cisco và Motorola đã kết thúc và đã được dàn xếp ổn thỏa.

Kể từ năm 2012 với áp lực của chính phủ, các công ty viễn thông lớn của Hoa Kỳ đã nhất loạt đưa Huawei vào danh sách đen, từ chối đem theo điện thoại thông minh Huawei hoặc sử dụng thiết bị của Huawei trong việc kết nối mạng [networks] của họ. Còn hầu hết các nơi khác trên thế giới vẫn tiếp tục mua hàng từ Huawei, hoặc chọn không tin (hoặc bỏ ngoài tai) những cáo buộc mà công ty Huawei đã liên tục phủ nhận. Đồng thời, các công ty kỹ thuật của Hoa Kỳ vẫn tự do bán các bộ phận phụ kiện cho Huawei. Qualcomm Inc. là một trong những nhà cung cấp lớn của Huawei. Micron Technology Inc. và Intel Corp cũng vậy.

Vì vậy, đâu có gì lạ khi một email từ Huawei gởi đến Akhan vào ngày 8 tháng 8 năm 2016. Người gửi là Angel Han, một kỹ sư của Huawei ở San Diego. Trong các cuộc trao đổi email và các cuộc điện đàm tiếp đó, Han đã làm một vẻ gì gây cảm giác cấp bách, gấp gáp. Trong một email vào ngày 7 tháng 11 năm 2016, Han viết “Huawei tích cực tìm kiếm các thuật lý mới cho sản phẩm sáng tạo không ngừng của chúng tôi (sic) trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng có tốc độ biến chuyển chóng mặt này” theo một bản sao của email đó mà Businessweek đã đọc được. “Tiềm năng phân phối hàng, ứng biến nhanh và khả năng giao hàng linh động cũng rất quan yếu đối với chúng tôi”. Tiếp cận với số điện thoại di động xuất hiện trên tin nhắn trao đổi với Akhan, một phụ nữ tự nhận mình là Angel Han từ chối, không biết bất cứ ai ở Akhan; Sau đó, khi cô được ngỏ lời hỏi về các chi tiết cụ thể khi tương tác với Akhan, cô nói, tôi không nhớ. Rồi cô cúp máy.

Đến tháng 2 năm 2017, giữa hai công ty đã có một thỏa thuận. Akhan sẽ gửi hai mẫu vật Miraj cho Huawei ở San Diego. Theo một lá thư cam kết có chữ ký của cả hai bên, Huawei hứa bất kỳ mẫu nào nhận được sẽ được trả lại trong vòng 60 ngày và cũng hạn chế mọi thử nghiệm trên mẫu vật với các phương pháp có thể gây hại cho mẫu. (Điều khoản nói sau chính là tiêu chuẩn chung trong ngành công nghiệp và là điều khoản được thiết kế để ngăn mọi ý định dò tìm sâu trên mẫu để thiết kế bắt chước bất kỳ tài sản trí tuệ nào.) Shurboff cũng có lưu ý gởi kèm trong các tài liệu mà ông chuyển cho Han rằng Huawei phải tuân thủ luật xuất khẩu của Hoa Kỳ, gồm các điều khoản của Điều lệ Lưu chuyển Quốc tế về Vũ khí, International Traffic in Arms Regulations viết tắt là ITAR, theo đó luật chi phối việc xuất khẩu các loại vật liệu liên quan đến các ứng dụng quốc phòng. Lớp phủ nanodiamonds nằm trong danh sách chi phối vì nó mang tiềm năng được ứng dụng trong vũ khí laser.

Khan và Shurboff đã sớm quyết định rằng Akhan sẽ cấp bản quyền thế hệ đầu tiên loại kính Miraj cho một nhà sản xuất điện thoại duy nhất, với hy vọng lời cam kết về tính độc quyền đó sẽ mang lại cho họ một lực đẩy khởi đầu tốt. Khan nói, Huawei tỏ ra rất háo hức trụ vững trong cuộc tranh đua và vào ngày 26 tháng 3 năm 2018, Akhan đã gửi một mẫu cải tiến đến cho Han. “Chúng tôi rất lạc quan”, Khan nói. “Đã có một trong ba nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu phản hồi lại, ít nhất là trên giấy tờ, rất hấp dẫn”.

Hai tháng sau, dấu hiệu rắc rối đầu tiên xảy ra, đó là vào tháng 5, khi Huawei bị nhỡ thời hạn trả lại mẫu. Shurboff kể rằng các email của anh gửi cho Han yêu cầu trả lại ngay lập tức đã bị bỏ lơ. Qua tháng kế tiếp, Han viết email là Huawei đã thực hiện một thử nghiệm “chuẩn” trên mẫu và gởi kèm một tấm hình chụp cho thấy trên bề mặt vật mẫu là vết trầy sướt lớn. Và cuối cùng là gói hàng trả lại làm bẽ mặt từ Huawei đến Gurnee vào ngày 2 tháng Tám.

Shurboff vẫn nhớ lúc mở nó. Thoạt trông nó vẫn giống như cái gói mà Akhan đã gửi đi mấy tháng trước. Bên trong hộp các tông là các lớp bao bì bảo vệ thông thường, túi khí, vỏ nhựa, gel ép và giấy sáp. Nhưng anh kể thêm là có cái gì đó không ổn khi cầm cái gói lên. Nó kêu rống lên. Mẫu Miraj tinh tươm không chút tì vết nay đã bị trầy xước; nó bị bể đôi và bị thiếu mất ba mảnh thủy tinh phủ nanodiamonds.

Shurboff nói anh không biết làm sao mà vật mẫu lại bị bể hỏng trong quá trình vận chuyển được, mà nếu có thì tất cả các mảnh vỡ vẫn sẽ còn nằm đủ trong hộp. Thay vì nghĩ vậy, anh tin rằng Huawei đã cố cắt vật mẫu để lượng độ dày của lớp màng nanodiamonds và cố dò tìm cách mà Akhan đã chế tạo nó. Tôi nghe tim tôi muốn thắt lại, anh nói. Tôi nghĩ, ‘Tuyệt vời ghê nhỉ, một công ty trị giá hàng tỷ đô la này lại lò dò đi sau kỹ thuật, thuật lý của chúng tôi. Chúng ta biết làm gì bây giờ?'”

Trước tiên Shurboff gọi cho Khan. Sau đó, anh đã đến FBI, cơ quan này đang xây dựng mối quan hệ gắn bó với các công ty kỹ thuật, thuật lý dù nhỏ nhất của Mỹ như một phần của chiến dịch trừng trị không nương tay các hành vi của Trung quốc trộm cắp tài sản trí tuệ. Tám tháng trước, vào tháng 1 năm 2018, một nam đặc vụ FBI ở Chicago đã đến gặp Akhan ở Gurnee. Theo Shurboff, người đặc vụ FBI nói với anh rằng FBI đang rèn cho các công ty khởi nghiệp địa phương về các lỗ hổng bảo mật và tội phạm mạng và khuyến khích họ tiếp tục rà tìm các hoạt động nào sinh nghi. FBI đặc biệt đang cố gắng thu thập thông tin tình báo về những nỗ lực của Trung quốc để lấy cho được kỹ thuật, thuật lý của Hoa Kỳ, đặc vụ FBI nói với Shurboff.

Cuộc trao đổi với đặc vụ FBI cứ vương vấn mãi trong trí Shurboff. Tháng 8 năm đó, hai tuần sau khi nhận được gói mẫu kính vỡ từ Huawei, anh lái xe xuống văn phòng FBI vùng Chicago, nơi đang tổ chức một buổi họp chuyên đề cho các giám đốc điều hành khu vực về hoạt động tình báo, phản gián trong công nghiệp. Shurboff quan sát thấy lúc một nữ đặc vụ thảo luận về trường hợp Huawei bị cáo buộc đã đánh cắp bí mật thương mại từ T-Mobile vào năm 2012. Trong giờ nghỉ, Shurboff đã tiếp cận cô đặc vụ FBI và kể cô nghe những gì đã xảy ra với Akhan. Anh cũng không quên đề cập việc lớp phủ kim cương nanodiamonds là một loại vật liệu chịu luật ITAR chi phối do các ứng dụng quốc phòng của nó và đưa ra khả năng rằng mẫu của phát minh có thể đã lọt vào tay kẻ ăn cắp. Ngoài việc chế tác trên mặt kính cho màn hình điện thoại thông minh, Akhan còn điều chỉnh thuật lý nanodiamonds của mình cho phù hợp với các sản phẩm điện tử bán dẫn và cho lĩnh vực binh bị quốc phòng.

Với nhiều người, câu chuyện của Shurboff đã nghe có vẻ xa vời, cường điệu. Nhưng FBI thì không. Họ quan tâm mau lẹ ngay lập tức và muốn biết thêm nhiều chi tiết hơn, anh kể tiếp. Mọi thứ diễn ra nhanh chóng. Các giám đốc điều hành của Akhan thường xuyên đích thân gặp mặt trên điện thoại hoặc các cuộc họp với các quan chức từ FBI và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Dẫn đầu trong số quan chức này là David Kessler, phụ tá Biện Lý Cuộc Hoa Kỳ hạt Brooklyn, người mà hóa ra sau đó, sẽ phát lệnh truy tố CFO của Huawei [Chief Financial Officer, viết tắt là CFO: Giám đốc Tài chính]

Hai đặc vụ FBI nhặt mẫu vật bị bể hỏng ở Gurnee và chuyển giao nó cho trung tâm nghiên cứu của FBI, ở Quantico, Virginia. Khi Khan và Shurboff được mời tham gia họp nhóm tiếp đó, một chuyên gia giám định ngành đá quý của FBI đã vắn tắt cho họ về những gì anh ta phát hiện được. Họ nhớ lại nhà giám định đã nói rằng anh ấy đã phân tích mẫu thủy tinh nanodiamonds và kết luận rằng Huawei đã dùng tia laser 100 kilowatt thổi nó, đó là cả cả một kỹ thuật đủ mạnh để sử dụng làm vũ khí.

Suốt mùa thu năm 2018, các nhân viên FBI đã yêu cầu Khan và Shurboff gởi cho họ các email, bản sao các thỏa thuận không chính thức đã có, thư cam kết, chứng từ chuyển gởi hàng, thậm chí cả chiếc hộp mà Huawei đã dùng gói vật mẫu trả lại vào mùa hè đó. FBI còn có một yêu cầu khác: họ mong thiết lập một kết nối với Angel Han, kỹ sư của Huawei?

Vào ngày 10 tháng 12, trong khi FBI đang chờ trông tin, thì Shurboff và Khan nói rằng họ đã nói chuyện với Han qua điện thoại, hỏi cô về vật mẫu kính vỡ nanodiamonds. Chuyện gì đã xảy ra trong khi thử nghiệm vật mẫu? Vì sao các mảnh vỡ bị mất? Han đáp rằng cô không biết, vì mẫu vật đã đưa về Hoa Lục và được chuyển trả lại trực tiếp cho Akhan cũng từ Hoa Lục. Việc này có khả năng đã vi phạm về luật hình các điều lệ của ITAR, nhưng có vẻ như Han thoáng nhận ra hoặc bắt đầu để ý tới. Và thay vì rút lui, Han cho biết Huawei muốn tiếp tục bàn bạc về khả năng trở thành khách hàng đầu tiên của Akhan và đề xuất một cuộc gặp mặt trực tiếp vài tuần sau tại cuộc Triển lãm hàng Điện tử Tiêu dùng [CES: the Consumer Electronics Show] ở Las Vegas. Cô thậm chí còn đề nghị đưa đến một quan chức cấp cao của Huawei từ Thâm Quyến sang. Khan và Shurboff đã sửng sốt. Thật khó mà nói là ai đang chơi ai.

Các giám đốc điều hành của Akhan đến Las Vegas vào thứ Ba, ngày 8 tháng 1 và đặt phòng tại Khu nghỉ mát & Sòng bạc Mandalay Bay. Họ đã hẹn gặp Han và đồng nghiệp của cô vào chiều hôm sau lúc 3 giờ chiều. Nếu mọi chuyện cứ đi theo kế hoạch đã sắp đặt thì đây sẽ là một cú đưa vào tròng. Nữ đặc vụ FBI từ Chicago, bay tới theo để theo dõi và giám sát chiến dịch này, đã giải thích với Khan và Shurboff bằng tin nhắn văn bản về cách thức hoạt động: Cục FBI đã thiết trí một phòng riêng tại Trung tâm Hội nghị Las Vegas, nơi diễn ra hội chợ triển lãm CES. Nơi đây sẽ đặt máy nghe lén nhờ đó FBI có thể nghe hết mọi thứ từ một nơi khác trong cùng tòa nhà diễn ra Hội nghị. Shurboff phải mang biển hiệu riêng của công ty gắn lên để làm cho nó trông giống như mặt bằng mà công ty Akhan đã thuê.

Vào khoảng trưa ngày 9 tháng 1, đặc vụ FBI gặp các giám đốc điều hành của Akhan và đưa cho Shurboff ba thiết bị ghi âm bí mật khác nhau để đeo và mang trong người như một kế hoạch dự phòng. Shurboff nhắn tin cho Han: “Chúng tôi có một phòng họp yên tĩnh ngay bên ngoài Hội trường sảnh lớn, nếu bạn muốn gặp thì gặp ở đó”. Anh cũng lưu ý chỗ đó là cách xa gian hàng của Huawei tại CES. Nhưng vào lúc 2 giờ chiều, Han trả lời bằng tin nhắn văn bản rằng cô đang ở Sòng bạc Venetian và không thể bỏ đi được ít nhất trong một giờ nữa. Quả là một sinh sự bởi vì FBI chỉ có căn phòng đã định trong một thời gian giới hạn mà thôi. Shurboff bảo Han cứ ở lại Venetian. Anh và Khan sẽ gặp cô ở đó.

Họ đến trước 3 giờ chiều, và nhắn tin cho Han biết bức tranh chỗ họ ngồi, trên tầng hai của Venetian đi lên bằng thang cuốn, ngay phía trước Sin City Brewing. Khan xuề xòa trong chiếc áo khoác màu tối, sơ mi cài nút màu đen, quần màu xám và giày thể thao. Còn Shurboff dáng vẻ dân kinh doanh hơn: áo sơ mi màu xanh nhạt, áo khoác thể thao màu xám, quần đen và giày da mới ken.

Han xuất hiện lúc 3:20 chiều với một phụ nữ tự giới thiệu là Jennifer Lo, giám đốc cung ứng cao cấp của Huawei ở Santa Clara, California (Giám đốc điều hành Huawei có trụ sở tại Thâm Quyến đã không đến, họ giải thích là công ty không cho phép các giám đốc điều hành cấp cao của Trung quốc đi du lịch đến Mỹ). Bốn người cùng gặp và trò chuyện ngắn gọn, đi về phía khu nhà hàng ăn ở Venetian và ngồi quanh một bàn tại quầy bánh hamburger thượng hạng Prime Burger. Phóng viên Businessweek theo dõi từ khoảng xa 100 feet, trước một quầy bán kem Ý. Khan và Shurboff cứ tưởng sẽ tiến hành sự vụ này trong an toàn và yên tĩnh tại phòng FBI đã dọn sẵn tại CES. Giờ đây, toàn bộ các tân binh này trong trò chơi tình báo, phải giữ bình tĩnh khi ghi lại cuộc trò chuyện với Huawei trong một nhà hàng ồn ào, đông đúc.

Hy vọng là Lo, người mà Khan đoán là vào hàng tuổi tứ thập, sẽ có nhiều điều để nói về việc vật mẫu của Akhan bị phá bể, và tại sao Huawei lại quan tâm đến công nghệ nanodiamonds. Han nhớ lại câu cô hỏi về khả năng sản xuất tại cơ sở vệ tinh của Akhan ở Gurnee. Cô thừa nhận rằng vật mẫu kia đã về đến Trung quốc nhưng tranh cãi khi nói về việc làm như thế là vi phạm điều luật ITAR. Huawei đã kiểm tra và nó [mẫu vật] vẫn ổn, cô nói. Cũng có lúc cuộc trò chuyện căng thẳng, và có lúc, Lo làm Khan và Shurboff chột dạ khi la to lên nghi vấn nếu chính phủ Hoa Kỳ đang theo dõi cuộc họp mặt này? Về vật mẫu bị hỏng, Lo, cũng giống như Han, cứ luôn mồm không biết gì. Cô bảo đã có mặt ở đây để chứng tỏ rằng Huawei vẫn chắc chắn muốn có cơ hội trở thành công ty đầu tiên đưa kỹ thuật kính nanodiamonds trên điện thoại thông minh. Nếu Akhan quay lưng, cô nói cô có thể mất việc. (chỉ vào số điện thoại di động trên danh thiếp Huawei của mình, Lo xác nhận danh tính của cô và nói rằng cô ấy đang tới CES để “gặp gỡ một số nhà cung cấp”. Khi được hỏi về việc vật mẫu của Akhan bị phá bể và ngộ nhỡ món hàng mẫu bị cáo buộc là đã bị đưa về Trung quốc thì cô bảo “tôi không liên quan nên không biết nói gì về việc đó”.)

Trong mấy ngày tiếp theo, Khan nhận được một mẩu tin đáng lo ngại. Trong cuộc họp bữa trước ở chỗ Prime Burger, Shurboff đã tình cờ gặp một đại diện từ một khách hàng tiềm năng lớn khác cho kính Miraj. Vì cảm thấy không thoải mái trong vai trò hành sự cho FBI lúc ấy, anh đã khéo léo gạt họ ra để quay lại cuộc thảo luận đang dang dở với Huawei. Giờ đây khách hàng khác đó có vẻ lo ngại rằng Akhan đang cố khởi đầu một cuộc tranh đua đấu thầu sản phẩm. Khan quyết không để nhỡ mất một manh mối đầy hứa hẹn. Trước đây, anh đã yêu cầu Businessweek giữ lại các chi tiết của chiến dịch hốt trọn ổ này cho đến khi chính phủ hội đủ bằng chứng chuyển sang truy tố Huawei hoặc bắt giữ ai đó. Nhưng, háo hức giải thích về cuộc đấu trí cân não ly kỳ tại Prime Burger và làm sáng tỏ cho được mọi thứ bối rối khác còn gây nghi nan, anh đã đổi ý và quyết định công khai câu chuyện của Akhan, cũng như minh nhiên tuyên bố hợp tác với FBI. Akhan đã xử sự nghiêm túc với bất kỳ việc sử dụng bất hợp pháp thuật lý của mình. Công ty sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật để hướng tới giải quyết nhanh chóng vấn đề này.

Vào sáng ngày 28 tháng 1 [2019], FBI đã đột kích vào cơ ngơi của Huawei ở San Diego. Tối hôm đó, hai đặc vụ và phụ tá Biện Lý Cuộc Hoa Kỳ Kessler thông báo cho Khan và Shurboff biết tin qua điện thoại. Các nhân viên đã mô tả phạm vi của lệnh khám xét bằng những từ ngữ mơ hồ sơ qua thôi và chỉ thị Khan và Shurboff thôi không liên lạc với Huawei nữa.

Khan và Shurboff không biết câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào. Có thể chính phủ sẽ kết luận rằng không phải là vô căn cứ nơi bản cáo trạng chống lại Huawei. Các công tố viên cũng có thể quyết định rằng những chuyện đã xảy ra với Akhan chưa đủ nghiêm trọng để dẫn đến buộc tội [Huawei]. Nếu như vậy thì nó đặt ra một câu hỏi về chiến dịch trừng phạt thẳng tay rộng lớn hơn của Hoa Kỳ đối với Huawei như sau: Phải chăng nó phải được căn cứ vào bằng chứng rành rành về việc làm sai trái phạm luật hay bị chỉ vì bị dồn vào đường cùng buộc phải làm khi tiến hành bắt một công ty Trung quốc nào đã làm điều gì đó –bất cứ điều gì- xấu, ác hay không?

Mặt khác, nếu chính phủ kết luận rằng Akhan bị tấn công, thì quả là một công ty đa quốc gia của Trung quốc thực sự đã nhắm đến một công ty nhỏ bé ở Chicago hiện không có doanh thu và không có khách hàng (tính đến nay), điều đó cho thấy rằng Huawei sẵn sàng tiến xa và rộng trong việc đi ăn cắp bí mật thương mại của Mỹ. “Tôi nghĩ rằng họ đã xác định được các thuật lý, kỹ thuật là chìa khóa cho lộ trình mà họ đã nhắm tới và điều đó sẽ còn đi theo họ bất kể quy mô lớn bé hay tình trạng của doanh nghiệp thế nào”, Khan nói. “Tôi muốn nói rằng họ sẽ không từ bất cứ đích nhắm nào”.

LTC dịch

*: Trong nguyên bản: “technology”: Thuyết lý Kỹ thuật = Thuật Lý (technology: The application of scientific knowledge for practical purposes, especially in industry: Việc ứng dụng kiến thức khoa học vào các mục tiêu thực tiễn nhất là trong công nghiệp >> định nghĩa của từ điển Oxford). Cách người Việt Cộng dịch “technology” thành “công nghệ” là buồn cười và thảm hại vì nghèo nàn và tối nghĩa thậm chí sai nghĩa.

Nguyên văn:

Huawei Sting Offers Rare Glimpse of the U.S. Targeting a Chinese Giant
By Erik Schatzker, Reporter
February 4, 2019, 4:00 PM
https://www.bloomberg.com/…/huawei-sting-offers-rare-glimps…
Diamond glass could make your phone’s screen nearly unbreakable—and its inventor says the FBI enlisted him after Huawei tried to steal his secrets.

The sample looked like an ordinary piece of glass, 4 inches square and transparent on both sides. It’d been packed like the precious specimen its inventor, Adam Khan, believed it to be—placed on wax paper, nestled in a tray lined with silicon gel, enclosed in a plastic case, surrounded by air bags, sealed in a cardboard box—and then sent for testing to a laboratory in San Diego owned by Huawei Technologies Co. But when the sample came back last August, months late and badly damaged, Khan knew something was terribly wrong. Was the Chinese company trying to steal his technology?

The glass was a prototype for what Khan’s company, Akhan Semiconductor Inc., describes as a nearly indestructible smartphone screen. Khan’s innovation was figuring out how to coat one side of the glass with a microthin layer of artificial diamond. He hoped to license this technology to phone manufacturers, which could use it to develop an entirely new, superdurable generation of electronics. Akhan says Miraj Diamond Glass, as the product is known, is 6 times stronger and 10 times more scratch-resistant than Gorilla Glass, the industry standard that generates about $3 billion in annual sales for Corning Inc. “Lighter, thinner, faster, stronger,” says Khan, in full sales mode. Miraj, he promises, will lead to a “fundamental next level in design.”

Like all inventors, Khan was paranoid about knockoffs. Even so, he was caught by surprise when Huawei, a potential customer, began to behave suspiciously after receiving the meticulously packed sample. Khan was more surprised when the U.S. Federal Bureau of Investigation drafted him and Akhan’s chief operations officer, Carl Shurboff, as participants in its investigation of Huawei. The FBI asked them to travel to Las Vegas and conduct a meeting with Huawei representatives at last month’s Consumer Electronics Show. Shurboff was outfitted with surveillance devices and recorded the conversation while a Bloomberg Businessweek reporter watched from safe distance.

This investigation, which hasn’t previously been made public, is separate from the recently announced grand jury indictments against Huawei. On Jan. 28, federal prosecutors in Brooklyn charged the company and its chief financial officer, Meng Wanzhou, with multiple counts of fraud and conspiracy. In a separate case, prosecutors in Seattle charged Huawei with theft of trade secrets, conspiracy, and obstruction of justice, claiming that one of its employees stole a part from a robot, known as Tappy, at a T-Mobile US Inc. facility in Bellevue, Wash. “These charges lay bare Huawei’s alleged blatant disregard for the laws of our country and standard global business practices,” Christopher Wray, the FBI director, said in a press release accompanying the Jan. 28 indictments. “Today should serve as a warning that we will not tolerate businesses that violate our laws, obstruct justice, or jeopardize national and economic well-being.” Huawei has denied the charges.

If the new investigation bears fruit, it could, along with the indictments, bolster the Trump administration’s effort to block Huawei from selling equipment for fifth-generation, or 5G, wireless networks in the U.S. and allied nations. The U.S. believes Huawei poses a national security threat, in part, because it could build undetectable backdoors into 5G hardware and software, allowing the Chinese government to spy on American communications and wage cyberwarfare. Huawei has said this is political posturing aimed at harming a Chinese company, and skeptics have pointed out that the T-Mobile allegation has since been settled in civil court and concerns events that played out more than a half-decade ago. “If Tappy is as far as they’ve gotten on [intellectual property] theft, that seems to be pretty thin gruel,” Adam Segal, a cybersecurity expert at the Council on Foreign Relations told the Washington Post recently.

On the same day Wray’s statement was released, the government searched the Huawei lab in San Diego where Akhan’s glass had been sent. The FBI raid was a secret, but not to Khan and Shurboff, who’d been receiving regular briefings of the investigation’s progress through Akhan’s lawyer, Renato Mariotti, a well-known former prosecutor who’s now a partner at Thompson Coburn LLP. By then, they’d succeeded in getting Huawei representatives to admit, on tape, to breaking the contract with Akhan and, evidently, to violating U.S. export-control laws. Huawei did not respond to repeated requests for comment. This story is based on documents—including emails and text messages exchanged among Huawei, Akhan, and the FBI—as well as reporting from the sting operation in Las Vegas and interviews with Khan and Shurboff. Businessweek shared a detailed account of the investigation with the U.S. Attorney’s Office for the Eastern District of New York, which declined to comment. The FBI also declined to comment.

Khan’s work on diamond glass goes back to his college days, when he began learning about so-called nanodiamonds as a 19-year-old electrical engineering and physics student at the University of Illinois at Chicago. After graduation, he ran experiments at the Stanford Nanofabrication Facility and teamed up with researchers at the U.S. Department of Energy’s Argonne National Laboratory, eventually developing and patenting a way to deposit a thin coating of tiny diamonds on materials such as glass. He also licensed diamond-related patents for Akhan from the Argonne lab in 2014. By the following year, Khan was confident enough to start promoting his new technology. He joined the conference circuit, began giving interviews to trade publications, and hired Shurboff, who’d spent 25 years in various roles at Motorola Inc. It was time, Khan believed, to go to market.

In the smartphone world, extra-strong display glass is a competitive advantage, like a fast processor or a really good camera. It’s been that way ever since Steve Jobs picked Corning to supply a screen for the first iPhone more than a decade ago. Reviewers marveled that the device could be shoved into a pocket full of keys and coins and its then-giant display would come out unscathed. To take on Corning, Akhan needed to convince the world’s big smartphone manufacturers—including Apple, Samsung, and Huawei—that its diamond-coated glass was even tougher than Gorilla Glass. In 2016, Shurboff began sending out samples from Akhan’s production facility in Gurnee, Ill., a Chicago suburb. He shipped the first one to Samsung; another early sample went to Huawei.

Even then, before Trump’s trade war and the indictments, the Huawei name carried plenty of baggage. In 2002, Cisco Systems Inc. accused the company of stealing source code for its routers. Motorola said in a 2010 lawsuit that Huawei had successfully turned some of its Chinese-born employees into informants. And in 2012 the U.S. House Intelligence Committee labeled Huawei a national security threat and urged the government and American businesses not to buy its products. Huawei denied all the claims. The Cisco and Motorola lawsuits ended with settlements.

Since 2012, under pressure from the government, the major U.S. telecommunications companies have essentially blacklisted Huawei, refusing to carry its smartphones or use its equipment in their networks. But most of the world kept on buying from Huawei, choosing not to believe (or to ignore) the allegations that the company has consistently denied. At the same time, U.S. tech companies have remained free to sell parts to Huawei. Qualcomm Inc. is one of Huawei’s big suppliers. So are Micron Technology Inc. and Intel Corp.

So there was nothing out of the ordinary when an email from Huawei came to Akhan on Aug. 8, 2016. The sender was Angel Han, a Huawei engineer in San Diego. In email exchanges and calls that followed, Han conveyed a sense of urgency. In one email on Nov. 7, 2016, Han said Huawei was “actively looking for new technologies for our innovative product in this fast pace [sic] consumer electronics industry,” according to a copy reviewed by Businessweek. “Vendor’s capability to move fast and deliver is also crucial for us.” Reached on a mobile phone number that appeared on text messages exchanged with Akhan, a woman who identified herself as Angel Han denied knowing anyone at Akhan; then, when she was presented with specific details about interactions with Akhan, she said, “I can’t recall.” Then she hung up.

By February 2017, the two companies had a deal. Akhan would ship two samples of Miraj to Huawei in San Diego. According to a letter of intent, signed by both parties, Huawei promised to return any samples within 60 days and also to limit any tests it might perform to methods that wouldn’t cause damage. (The latter provision is standard in the industry and is designed to make it hard to reverse-engineer any intellectual property.) Shurboff noted in documents he sent to Han that Huawei had to comply with U.S. export laws, including provisions of the International Traffic in Arms Regulations, or ITAR, which govern the export of materials with defense applications. Diamond coatings are on the list because of their potential for use in laser weapons.

Khan and Shurboff decided early on that Akhan would license the first generation of its Miraj glass to a single handset maker, hoping the promise of exclusivity would give their startup some leverage. Huawei, Khan says, indicated it was eager to stay in the race, and on March 26, 2018, Akhan shipped an improved sample to Han. “We were very optimistic,” Khan says. “Having one of the top three smartphone manufacturers back you, at least on paper, is very attractive.”

The first sign of trouble came two months later, in May, when Huawei missed the deadline to return the sample. Shurboff says his emails to Han requesting its immediate return were ignored. The following month, Han wrote that Huawei had been performing “standard” tests on the sample and included a photo showing a big scratch on its surface. Finally, a package from Huawei showed up at Gurnee on Aug. 2.

Shurboff remembers opening it. It looked just like the package Akhan had sent months earlier. Inside the cardboard box was the usual protective packaging—air bags, plastic case, gel insert, and wax paper. But he could tell something was wrong when he picked up the case. It rattled. The unscratchable Miraj sample wasn’t just scratched; it was broken in two, and three shards of diamond glass were missing.

Shurboff says he knew there was no way the sample could have been damaged in shipping—all the pieces would still be there in the case. Instead, he believed that Huawei had tried to cut through the sample to gauge the thickness of its diamond film and to figure out how Akhan had engineered it. “My heart sank,” he says. “I thought, ‘Great, this multibillion-dollar company is coming after our technology. What are we going to do now?’”

Shurboff’s first call was to Khan. Then he went to the FBI, which had been cultivating relationships with even the smallest American tech companies as part of a crackdown on Chinese theft of intellectual property. Eight months earlier, in January 2018, a male FBI special agent in Chicago had paid a visit to Akhan in Gurnee. According to Shurboff, the agent told him that the bureau was hoping to educate local startups on cybercrime and security vulnerabilities and to encourage them to come forward with suspicious activity. The FBI specifically was trying to gather intelligence on Chinese efforts to obtain U.S. technology, the agent told Shurboff.

The conversation stuck in Shurboff’s mind. That August, two weeks after receiving the broken glass from Huawei, he drove down to the FBI’s Chicago field office, which was holding a seminar for area executives on corporate espionage. Shurboff watched as a female special agent discussed the case in which Huawei allegedly stole trade secrets from T-Mobile in 2012. During a break, Shurboff approached the agent and told her what had happened to Akhan. He mentioned that diamond coating was an ITAR-regulated material with defense applications and raised the possibility that the sample had been in the wrong hands. In addition to its work on smartphone glass, Akhan had been adapting its diamond technology for semiconductors and the military.

To many, Shurboff’s story might have sounded far-fetched. Not to the FBI. “They took a very keen interest immediately and wanted to know more,” he says. Things moved quickly. The Akhan executives found themselves on regular conference calls with officials from the FBI and the U.S. Department of Justice. Taking the lead on several of these calls was David Kessler, the assistant U.S. attorney in Brooklyn who, it turned out later, would prosecute Huawei’s CFO.

The two FBI agents picked up the broken sample in Gurnee and delivered it to the FBI’s research center in Quantico, Va. When Khan and Shurboff joined the group on a subsequent call, an FBI expert in forensic gemology briefed them on his findings. They recall the gemologist saying he’d analyzed the diamond glass sample and concluded that Huawei had blasted it with a 100-kilowatt laser, powerful enough to be used as a weapon.

Throughout the fall of 2018, the FBI agents asked Khan and Shurboff for emails, copies of non-disclosure agreements, letters of intent, shipping records, even the box Huawei used to return the sample that summer. The FBI had another request, too: Would they re-establish contact with Angel Han, the Huawei engineer?

On Dec. 10, while the FBI listened in, Shurboff and Khan say they spoke to Han by phone, quizzing her about the broken sample of diamond glass. What happened during the tests? Why were shards missing? Han told them she didn’t know, because the sample had been in China and was shipped directly to Akhan from there. This was potentially a criminal violation of ITAR rules, but Han didn’t seem to realize or care. And instead of backing off, Han said Huawei wanted to continue talks about becoming Akhan’s first customer and proposed a face-to-face meeting a few weeks later at the Consumer Electronics Show in Las Vegas. She even offered to bring along a senior Huawei official from Shenzhen. Khan and Shurboff were flabbergasted. It was hard to tell who was playing whom.

The Akhan executives arrived in Las Vegas on Tuesday, Jan. 8, and checked in at the Mandalay Bay Resort & Casino. They’d arranged to meet Han and her colleague the following afternoon at 3 p.m. If all went according to plan, that would be the sting. The female FBI agent from Chicago, who’d flown in to oversee the operation, explained to Khan and Shurboff in text messages how it would work: The bureau was securing a room at the Las Vegas Convention Center, where the CES conference was taking place. It would be bugged, so the FBI could listen in from another location in the building. Shurboff brought signage to make it look like Akhan had rented the space.

At about noon on Jan. 9, the agent met with the Akhan executives and gave Shurboff three different covert recording devices to wear and carry as a backup plan. Shurboff texted Han: “We have a nice quiet conference room right off the Grand Hall if you like to meet there.” He noted it wasn’t far from the Huawei booth at CES. But at 2 p.m., Han responded by text, saying that she was at the Venetian Casino and couldn’t leave for at least another hour. That was a problem, because the FBI had the room for a limited time. Shurboff told Han to stay at the Venetian. He and Khan would meet her there.

They arrived just before 3 p.m. and texted Han a picture of their location, on the second floor of the Venetian by the escalator, right in front of Sin City Brewing. Khan was casually dressed in a dark peacoat, black button-up shirt, gray pants, and sneakers. Shurboff’s attire was more businesslike: a light blue dress shirt, gray sports jacket, black trousers, and brand-new leather shoes. Han showed up at 3:20 p.m. with a woman who introduced herself as Jennifer Lo, a senior supply manager with Huawei in Santa Clara, Calif. (The Shenzhen-based Huawei executive hadn’t come, they explained, because the company wasn’t allowing its senior Chinese executives to travel to the U.S.) The four of them chatted briefly, walked toward the food court at the Venetian, and took seats around a table at a Prime Burger. The Businessweek reporter watched from about 100 feet away, in front of a gelato stand. Khan and Shurboff had expected to conduct the sting in the safety and quiet of the FBI’s room at CES. Now, total rookies in the intelligence game, they had to remain calm while recording the conversation with Huawei in a noisy, crowded restaurant.

The hope had been that Lo, whom Khan guessed was in her early 40s, would have more to say about the destruction of Akhan’s sample and why Huawei was so interested in diamond film technology. Khan recalls her asking questions about the manufacturing capacity at Akhan’s pilot facility in Gurnee. She acknowledged that the sample glass had been to China but disputed that this had been an ITAR violation. Huawei had checked, and it was OK, she said. There was some tension, and at one point, Lo startled Khan and Shurboff by wondering aloud if the U.S. government was monitoring their meeting. As for the damaged sample, Lo, like Han, claimed ignorance. She was there to make sure Huawei still had a shot at being the first company to put diamond glass on a smartphone. If Akhan walked away, she said she might lose her job. (Reached on the mobile phone number on her Huawei business card, Lo confirmed her identity and said she was at CES to “meet with some suppliers.” When asked about the destruction of the sample and the alleged shipment to China she said, “I’m not involved and cannot comment on this.”)

Over the next few days, Khan received an unsettling piece of news. During the Prime Burger meeting, Shurboff had coincidentally run into representatives from another big potential customer for Miraj glass. Feeling uneasy in his role as an FBI asset, he’d curtly brushed them off to return to the discussion with Huawei. Now the other customer seemed concerned that Akhan was trying to start a bidding war. Khan was determined not to lose a promising lead. Previously, he’d asked Businessweek to withhold the details of the sting operation until the government moved to indict Huawei or arrest someone. But, eager to explain the encounter at the Prime Burger and clear up any confusion, he’d changed his mind and decided to go public with Akhan’s story, as well as issue a statement about its cooperation with the FBI. “Akhan takes seriously any unlawful use of its technology,” an embargoed copy of the statement reads. The company, “will continue to cooperate with law enforcement and work towards an expedient resolution to this matter.”

The FBI raided Huawei’s San Diego facility on the morning of Jan. 28. That evening, the two special agents and Assistant U.S. Attorney Kessler briefed Khan and Shurboff by phone. The agents described the scope of the search warrant in vague terms and instructed Khan and Shurboff to have no further contact with Huawei.

Khan and Shurboff don’t know how the story will end. It’s possible that the government will conclude there aren’t grounds for an indictment against Huawei. Prosecutors also could decide that what happened to Akhan isn’t serious enough to seek charges. If that’s so, it raises a question about the broader U.S. crackdown on Huawei: Is it based on hard evidence of wrongdoing or driven by a desperation to catch the Chinese company doing something—anything—bad?
On the other hand, if the government does conclude that Akhan was attacked, that a Chinese multinational really did target a tiny Chicago company with no revenue and no customers (as of yet), it would show just how far and wide Huawei is willing to go to steal American trade secrets. “I think they’re identifying technologies that are key to their road map and going after them no matter what the size or scale or status of the business,” Khan says. “I wouldn’t say they’re discriminating.”
– avec Xuan Nguyen.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular