Friday, December 27, 2024
HomeBIỂN ĐÔNGHÃY NHÌN LẠI PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC...

HÃY NHÌN LẠI PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC VỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Ngày hôm qua 12/7 là kỷ niệm 3 năm ngày Tòa án Trọng tài thường trực, Permanent Court of Arbitration (PCA), tại The Hague đã đưa ra một Phán quyết đồng thuận nhất trí (unanimous Award), được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), có liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử (historic rights) và nguồn gốc của các quyền lợi hàng hải tại Biển Đông, tình trạng của một số tính năng hàng hải nhất định và các quyền lợi hàng hải mà các quốc gia tranh chấp có khả năng tạo ra, và một số hành động của Trung Quốc bị cáo buộc là vi phạm công ước quốc tế.

Đó là một Phán quyết tối hậu và ràng buộc (final and binding), chiếu theo quy định tại Điều 296 của Công ước UNCLOS và Điều 11 của Phụ lục VII.

Mặc dù Trung Quốc là một quốc gia thành viên của UNCLOS, ký kết ngày 10/12/1982 và văn bản thông qua Quốc Hội đệ nạp ngày 07/06/1996, nhưng Bắc Kinh đã không nhìn nhận phán quyết này của Tòa án Trọng tài thường trực, nói gì đến chuyện Bắc Kinh tuân thủ công pháp quốc tế.

Sau đây là tóm lược những quyết định chính yếu trong Phán quyết này:

Thứ nhất, về vấn đề quyền lịch sử và “đường 9 đoạn” (Historic Rights and the “Nine-Dash Line”), toà án PCA kết luận rằng không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc tuyên bố có quyền lịch sử đối với tài nguyên trong khu vực biển nằm trong phạm vi đường chín đoạn.

Thứ nhì, về vấn đề trạng thái của các tính năng (Status of Features), toà án PCA kết luận rằng: không có đảo và rạn san hô nào trong quần đảo Trường Sa có khả năng tạo ra các khu vực hàng hải mở rộng (extended maritime zones). Toà án cũng kết luận rằng: toàn quần đảo Trường Sa không thể tạo ra khu vực hàng hải gọi chung là một đơn vị. Trung Quốc lập luận cho rằng một số rạn san hô của họ có đặc điểm nằm trên mặt nước khi thủy triều cao, tạo ra quyền lợi cho lãnh thổ của Trung Quốc ít nhất 12 hải lý biển.

Tòa án đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc. Tòa án đã phán quyết dựa trên năng lực khách quan của một tính năng (đảo hoặc rạn), trong điều kiện tự nhiên (natural condition) của nó, và xét xem nó có khả năng duy trì một cộng đồng ổn định cho con người hoặc hoạt động kinh tế không phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài. Toà án PCA lưu ý rằng các rạn san hô đã bị Trung Quốc sửa đổi quá nhiều bằng cách cải tạo đất, không giống như quy định trong Công ước phân loại các tính năng trên “điều kiện tự nhiên” của chúng.

Thứ ba, về vấn đề “tính hợp pháp của các hành động của Trung Quốc” (Lawfulness of Chinese Actions), tòa án PCA đã phán quyết rằng: Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines tại vùng đặc quyền kinh tế bằng cách can thiệp vào hoạt động khai thác hải sản và khai thác dầu khí của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo và không ngăn cản ngư dân Trung Quốc đánh cá trong khu vực. Toà án cho rằng: lực lượng tàu tuần duyên của Trung Quốc đã bất hợp pháp tạo ra nguy cơ va chạm nghiêm trọng các tàu của ngư dân Philippines.

Thứ tư, về vấn đề “tác hại môi trường biển” (Harm to Marine Environment), tòa án PCA đã phán quyết rằng: Trung Quốc đã gây ra tác hại nghiêm trọng cho môi trường rạn san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái mỏng manh và môi trường sống của các loài bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Toà án cũng thấy rằng: ngư dân Trung Quốc đã thu hoạch bất chấp nguy cơ tuyệt chủng rùa biển, san hô và nghêu khổng lồ ở quy mô đáng kể trên Biển Đông, và nhà cầm quyền Trung Quốc đã không hoàn thành nghĩa vụ của họ để ngăn chặn các hoạt động đó.

Cuối cùng, về vấn đề “gia tăng tranh chấp” (Aggravation of Dispute), tòa án PCA đã phán quyết: sự thúc đẩy cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc trái ngược với nghĩa vụ của một quốc gia đang trong tiến trình tố tụng giải quyết tranh chấp. Tòa án cho rằng: Trung Quốc đã gây ra tác hại không thể khắc phục đối với môi trường biển, xây dựng một hòn đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines, và phá hủy bằng chứng về tình trạng tự nhiên của các tính năng ở Biển Đông đang trong vòng tranh chấp.

Nhân dịp kỷ niệm 3 năm, nhắc lại phán quyết của PCA giống như nhắc nhở chúng ta lại một lần nữa. Đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc phải bị cắt đứt.

Fb Người Đà Lạt Xưa
July 13, 2019

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular