1.3 PVEP và các thành viên thẩm định về kỹ thuật đã LỪA DỐI Chính phủ tại Báo cáo đầu tư về tính khả thi trong khai thác dầu ở Lô Junin 2, cụ thể:
Thực tế diễn ra như sau: Năm 2012 công ty liên doanh tại Venezuela đã đưa hai giếng vào khai thác siêu sớm. Đây là một giai đoạn khai thác thử để nghiên cứu về khả năng khai thác của mỏ thông qua giếng khoan. Kết quả cho thấy giếng chỉ đạt khoảng 100 thùng/ngày. Nếu giả sử giếng không bao giờ suy giảm trong suốt thời gian khai thác (cho dù đến nay lịch sử ngành khai thác dầu khí thế giới không ghi nhận bất cứ 1 trường hợp không suy giảm nào) thì với sản lượng 100 thùng/ngày giếng sẽ thu được 912.500 thùng (0,912 triệu thùng) sau 25 năm khai thác, gần với trường hợp 1.610 giếng khoan mà PVEP tính toán trong Báo cáo đầu tư phiên bản ngày 06/10/2008.
f. Báo cáo đầu tư phiên bản ngày 06/10/2008 đã được Hội đồng thẩm định PVEP thông qua tại văn bản số 2765A/BCTĐ-KHĐT ngày 07/10/2008, tại trang 10 viết để khai thác được 1.466 tỷ thùng dầu trong thời gian 25 năm thì cần khoan 1.610 giếng khai thác. Như vậy, ở phiên bản này, khả năng khai thác của mỏ là trung bình mỗi giếng khoan sẽ thu hồi được khoảng 910.599 thùng dầu/giếng (0,910 triệu thùng dầu/giếng).
g. Báo cáo đầu tư ký ngày 13/11/2008, cùng với văn bản PVEP trình PVN số 3091/TDKT-HĐTV ngày 11/11/2008 về việc: “Báo cáo đầu tư thành lập công ty liên doanh khai thác và nâng cấp dầu khí tại Venezuela”, không có thẩm định tại PVEP và PVN, và là phiên bản Báo cáo đầu tư được thông qua để thực hiện đầu tư (Báo cáo đầu tư phiên bản được phê duyệt), tại trang 6 viết để khai thác được 1.466 tỷ thùng dầu trong 25 năm thì cần khoan 890 giếng khai thác. (Văn bản này đã được bàn giao cho Cục An ninh điều tra ngày 09/3/2021). Như vậy, ở phiên bản này, khả năng khai thác của mỏ là trung bình mỗi giếng khoan sẽ thu hồi được khoảng 1.647.191 thùng dầu/giếng (1,647 triệu thùng dầu/giếng).
h. Với việc không thực hiện thẩm lượng, không lấy mẫu dầu, lừa dối về chứng chỉ rữ lượng, chỉ trong vòng hơn một tháng trong điều kiện không có hoạt động nghiên cứu khảo sát khoa học mới mà PVEP đã tô vẽ khả năng khai thác của mỗi giếng khoan tại Lô Junin 2 cao lên tới 80%, cho thấy một sự thật là PVEP/PVN cố ý lừa dối về khả năng khai thác của mỏ. Đây là một minh chứng rất rõ về sự suy thoái, biến chất và thể hiện tính chất cố ý làm trái của những người làm công tác chuyên môn về thăm dò khai thác dầu khí đã đồng lòng lập và thông qua Báo cáo đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.
1.4 Phân tích về sự khác biệt chi phí của dự án trong 2 phiên bản Báo cáo đầu tư cách nhau 1 tháng:
i. Báo cáo đầu tư phiên bản ngày 06/10/2008 không xuất hiện khoản 584 triệu USD tiền phí tham gia hợp đồng (Bonus). Trong phiên bản này chi phí khoan giếng nêu tại trang 24 là 2 tỷ 293 triệu USD (tương ứng 1,4 triệu USD/giếng)
j. Báo cáo đầu tư phiên bản được phê duyệt đã xuất hiện khoản 584 triệu USD tiền Bonus. Trong phiên bản này chi phí khoan giếng nêu tại trang 52 là 1 tỷ 336 triệu USD (tương ứng 1,5 triệu USD/giếng)
Như vậy, chắc chắn phải có một mục đích gian dối dẫn tới việc khi xuất hiện khoản tiền phí Bonus 584 triệu USD số lượng giếng khoan đột ngột cắt giảm gần 50% (tương ứng cắt giảm chi phí gần 1 tỷ USD) và khả năng khai thác trên từng giếng khoan được đẩy cao lên 80% ???
Sự thật về khả năng khai thác của dự án đã được chính cán bộ PVEP báo cáo trung thực tại trang 5 và 6 văn bản số 186/CVNB-CHB ngày 31/7/2014 về việc “Báo cáo kết quả nghiên cứu cập nhật IBP, Dự án Junin 2, Venezuela” với tính toán để khai thác được 1.466 tỷ thùng dầu cần 3.760 giếng khoan khai thác với điều kiện “giả thiết được gia hạn thêm 15 năm và mở rộng diện tích lô thêm lớn hơn hai lần…”. Và với giả định duy trì chi phí khoan khai thác 2,5 đến 3,5 triệu USD/giếng nêu tại văn bản thì chỉ tính riêng chi phí khoan khai thác của dự án đã lên tới 9 tỷ 400 triệu USD đến 13 tỷ 160 triệu USD. Những con số nói lên sự thật của dự án như thế này không bao giờ được PVEP/PVN báo cáo trung thực lên các cấp có thẩm quyền.