Đỗ Ngà
Mới đây trên mạng xuất hiện bài toán lớp 2 đơn giản chỉ là 8-3+3 =8 bị giáo viên chấm sai và sửa kết quả lại là 2. Không phải tất cả những giáo viên đều yếu như vậy, nhưng có thể nói số những giáo có chất lượng như thế không phải là ít đâu. Tại sao? Tại vì đây là lỗi hệ thống giáo dục chứ không phải là lỗi của cá nhân. Tại sao?
Để biết đó là lỗi cá nhân hay lỗi hệ thống thì mời mọi người đọc bài báo “3 điểm/môn đỗ sư phạm: Các giáo viên tương lai sẽ ra sao?” trên tờ Zing ngày 7 tháng 8 năm 2017. Tuyển đầu vào ngành sư phạm như thế thì lấy đâu ra giáo viên có chất lượng cao? Đấy chỉ là phép tính cộng trừ đơn giản mà giáo viên còn sai thì khi đào sâu vào kiến thức cao hơn thì tất người giáo viên sai càng nhiều hơn nữa. Với chất lượng giáo viên vậy mà năm 2019, ông PGS.TS Lê Anh Vinh, Chủ biên sách giáo khoa Toán cấp tiểu học đã đề xuất dạy xác suất thống kê cho lớp 2. Thật hết nói!
Thi sư phạm chỉ có 3 điểm/môn đậu cũng đậu, và hậu quả ra trường không nắm nổi quy tắc của những phép tính đơn giản nhất mà bắt dạy “xác suất thống kê” thì sao họ dạy? Chính người giáo viên còn không hiểu nó là thứ mê-tê-răng-rứa gì thì sao họ dạy được? Tất nhiên đề xuất này khi đó bị mạng xã hội công kích mạnh mẽ nên nó không được xem xét. Tuy không xem xét, nhưng qua đây chúng ta cũng thấy nền giáo dục Việt Nam là một nền giáo dục méo mó và lêch lạc một cách nghiêm trọng.
Nếu ai học ngành kỹ thuật hay ngành kinh tế điều biết, sinh viên đại học rớt môn này như sung. Thống kê thì không phức tạp, nhưng xác suất là một môn khó. Nó khó không nằm ở phép tính mà nó khó ở lập luận, phải làm sao hiểu thấu đáo bản chất. Dù cho người ta nói xác suất thống kê được tinh giảm để phù hợp cho lớp 2 tiếp thu, nhưng dù tinh giảm thế nào thì nó cũng quá nặng đối với đứa bé 7 tuổi. Không thể bắt nghé ra đồng kéo cày thay trâu được. Nền giáo dục mà cứ chất vô tội vạ bất cứ thứ gì lên lưng con trẻ mà bất chấp những nghiên cứu bài bản thì đấy là sự tàn phá. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục phá hoại, đúng nghĩa như vậy và hôm nay chúng ta đã chứng kiến hậu quả nhãn tiền.
Hãy tưởng tượng nếu người giáo viên mà sửa 8-3+3 =8 thành 8-3+3 =2 kia mà được nhận trách nhiệm dạy xác suất thống kê thì sao họ dạy? Vậy giả sử xác xuất thống kê được áp dụng thì rõ rang trong nền giáo dục Việt Nam xảy ra hiện tượng thầy bị buộc phải dạy những thứ thầy không hiểu, còn trò ngồi nghe giảng những thứ mà mình không đủ khả năng tiếp thu không? Đó không phải là nền giáo dục tàn phá là gì? Và chính những thứ như thế này nó tạo thành tình trạng chán học ngày một phot biến hơn và từ đó học sinh nó trổ đường phát triển theo hướng lệch lạc.
Tất nhiên không phải người giáo viên nào cũng kém năng lực. Vẫn có những giáo viên giỏi về chuyên môn. Thế nhưng trong số ít giáo viên có chuyên môn giỏi thì mấy thì mấy ai là người thầy thực sự? Thực ra nói về chuyên môn chỉ nói về một khía cạnh rất nhỏ về giáo dục, chuyên môn chỉ là bài học nhỏ cho học sinh, bài học lớn là bài học đạo đức. Đạo đức và nhân cách thường nó đi đôi với nhau như hình với bóng, nó là tấm gương soi đường cho học sinh hình thành nhân cách và đạo đức sau này. Nó mới là bài học lớn cho học sinh. Khi người giáo viên vừa có chuyên môn vừa có đạo đức, thì người đó mới là người thầy đúng nghĩa. Còn giáo viên nào dù giỏi chuyên môn đến đâu mà thiếu đạo đức, thì họ chỉ là thợ dạy. Ở Việt Nam, thợ dạy tràn lan còn người thầy đúng nghĩa thì rất ít.
Từ “tị nạn” theo Wikipedia giải thích thì nó mang nghĩa “chạy trốn qua một xứ khác, nơi khác để thoát cảnh hiểm nguy”. Từ xưa nay chúng ta thường biết đến các loại tị nạn như: tị nạn chiến tranh, tị nạn chính trị, tị nạn kinh tế, tị nạn sắc tộc. Thế nhưng, dưới thời CS cai trị, thì Việt Nam lại xuất hiện từ mới- “tị nạn giáo dục”. Ngày nay người ta xem nền giáo dục XHCNà môt thứ hiểm nguy, điều này không phải là không có lý.
Một cơ sở làm ăn bị cháy thì người ta có thể xây lại không khó, một trang trại bị mất mát vì thiên tai thì người ta có thể trồng lại không khó, nhưng cuộc đời bị phá bởi một nền giáo dục tồi thì không thể nào làm lại cuộc đời được nữa. Quảng Trọng-một bậc mưu sĩ nổi tiếng thời Xuân Thu đã từ nói “Kế sách một năm, trồng lúa. Kế mười năm, trồng cây. Kế trăm năm, trồng người”. Điều đó cho thấy, việc trồng người nó quan trọng như thế nào?! Sau này ông Hồ Chí Minh chôm câu nói ông Quảng Trọng làm câu nói của riêng mình. Hồ Chí Minh chôm nó vì câu nói hay nên ông muốn làm câu nói riêng để tăng mức độ sùng bái của dân chúng với mình chứ ông ta không hề thực hiện kế sách trồng người nào cả. Nền giáo dục XHCN có thể nói, nó là nền giáo độc hại đến nỗi hậu duệ của ông ta cũng phải đưa con cái mình sang trời Tây để tị nạn giáo dục.
Trong đảng thì phát động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì đạo đức của đảng viên vô cùng thấp kém, trong học đường thì phát động “sống chiến đấu lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” thì giáo dục nát tả tơi. Vậy Hồ Chí Minh đã trồng người được gì? Có thể nói rằng, giáo dục Việt Nam thời này, thời mà CS gọi là “thời đại Hồ Chí Minh” là một thứ giáo dục độc hại nhất cho dân tộc. Một thứ giáo dục làm sản sinh ra một xã hội xấu xa, một xã hội dân trí thấp và dân khí đất yếu chưa từng thấy. Nghiệt ngã thay là dân tộc này rũ bỏ không được.
Nguồn: FB Đỗ Ngà