NTDVN
Vào tháng 2/2020, một nhóm nghiên cứu của Đại học Southampton ở Anh đã sử dụng dữ liệu lớn phân tích, để mô phỏng và theo dõi dấu vết di chuyển của gần 60.000 người dân Vũ Hán trước khi thành phố này đóng cửa. Kết quả bất ngờ cho thấy có một sự trùng khớp đến kinh ngạc về lộ trình di tản của những người này với tình hình bùng phát dịch bệnh ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành toàn cầu, gần đây số bệnh nhân nhiễm dịch tại nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Mỹ đã tăng nhanh chóng. Vào ngày 23/1/2020, dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây lan và bùng phát mạnh trên khắp Trung Quốc đại lục, và tâm dịch Vũ Hán đã tuyên bố đóng cửa thành phố. Ngay trước đêm thành phố đóng cửa, một lượng lớn người dân Vũ Hán đã “chạy trốn” bằng nhiều cách khác nhau.
Thị trưởng Vũ Hán, ông Chu Tiên Vượng từng nói với truyền thông của Đại lục rằng hơn 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán trước khi thành phố này đóng cửa vào ngày 23/1.
Vào giữa tháng 2/2020, nhóm dữ liệu lớn Worldpop của Đại học Southampton, đã sử dụng phần mềm máy tính để phân tích các dữ liệu điện thoại di động và hàng không của gần 60.000 người Vũ Hán đã “chạy trốn” trước khi Vũ Hán đóng cửa. Phân tích này phát hiện ra rằng những người này đã di tản rải rác đến khắp 382 thành phố bên ngoài Trung Quốc, bao gồm Châu Á, Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc và những nơi khác. Trong những người bỏ trốn này có ít nhất 834 bệnh nhân được xác nhận nhiễm virus Corona Vũ Hán.
Nhóm Worldpop đã chỉ ra rằng do dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn, nên nó có thể lan rộng hơn nữa ra bên ngoài, vì vậy tất cả các quốc gia cần phải chuẩn bị. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay, các thành phố có nguy cơ nhiễm dịch cao ở Trung Quốc và các trung tâm lớn trên thế giới nên tăng cường kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Tuy nhiên, do hướng dẫn sai lệch từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sự che đậy thông tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các quốc gia khác không cách nào biết được thông tin thật về tình hình dịch bệnh. Do đó, dòng người từ Vũ Hán (bao gồm cả những người được chẩn đoán nhiễm dịch) đã có cơ hội “chạy trốn” sang nhiều quốc gia khác trên thế giới, cuối cùng điều này dẫn đến việc toàn cầu “vỡ trận” và dịch bệnh bị mất kiểm soát.
Về vấn đề này, một cư dân mạng Facebook đã đăng tải thông tin về báo cáo của nhóm Worldpop vào ngày 14/2, và cho biết rằng điều này sẽ khiến cộng đồng thế giới không khỏi rùng mình kinh ngạc. Không lạ gì khi cả Châu Âu và Hoa Kỳ đều rơi vào tình trạng bùng phát mạnh.
Một số cư dân mạng cho rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho lần dịch bệnh này. ĐCSTQ đã phát động một “cuộc tấn công” vào toàn thế giới.
Vào cuối tháng 1/2020, khi dịch bệnh vượt mức kiểm soát, các quan chức của ĐCSTQ đã phải thừa nhận rằng virus Corona Vũ Hán có thể lây truyền từ người sang người. Thời điểm đó, “chạy khỏi Vũ Hán” đã trở thành một từ khóa được tìm kiếm trên mạng Weibo. Người dân thành phố Vũ Hán đã “bỏ chạy” qua đường bộ và đường hàng không. Một số người bỏ chạy khỏi Vũ Hán vào ngày 20/1 còn “khoe” trên mạng xã hội rằng họ bị sốt đến 39 độ C. Một số người bị ho và sốt nhẹ, nhưng họ đã tự uống thuốc để “vượt qua” máy đo thân nhiệt hồng ngoại, và đã đáp máy bay đến Pháp thành công. Những người này còn đăng ảnh chia sẻ, nói rằng cuộc trốn thoát thành công của họ là “câu lạc bộ chiến thắng”.
Vào ngày 23/3, Phoenix Video đã đăng lại một video từ kênh truyền thông đại lục cho thấy vào ngày 19/3, bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán virus Corona Vũ Hán ở Ý là bà Hồ Á Mẫn (sinh năm 1954). Bà là giáo sư “chủ nghĩa Marx Lenin”, cựu Viện trưởng Viện văn học Đại học Sư phạm Hoa Trung, Vũ Hán. Sau 49 ngày điều trị, bà Hồ Á Mẫn đã rời bệnh viện bệnh truyền nhiễm và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Rome.
Vào ngày 30/1, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, hai người khách du lịch từ Trung Quốc được xác nhận bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán là một cặp vợ chồng ở độ tuổi 66 và 67. Họ đã được cách ly để điều trị . Danh tính của họ không được tiết lộ.
Theo truyền thông Il Messaggero của Ý, cặp đôi người Trung Quốc này đã đến Milan vào ngày 23/1 và sau đó đến một khách sạn ở Rome. Trong chuyến đi, họ đã bắt xe buýt đến Cassino để tham quan; đêm ngày 29/1 họ cảm thấy không khỏe nên đã đi khám bệnh, và kết quả cho thấy họ dương tính với virus Corona Vũ Hán. Điều này có nghĩa là hai người đã đi du lịch ở Ý 6 ngày trước khi được chẩn đoán nhiễm virus.
Bài báo cho biết cặp vợ chồng này cũng là ca viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được xác nhận ở Ý. Cư dân mạng nói: “Đây chắc chắn là bệnh nhân số 0 ở Ý, bệnh nhân số 0 ở Hoa Kỳ chắc chắn là người Trung Quốc ở Seattle. Bệnh nhân số 0 ở tất cả các quốc gia đều là ĐCSTQ chuyển ra, vậy mà vẫn không biết xấu hổ còn đi đổ lỗi khắp nơi?”
Kể từ tháng 3/2020, dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng khắp thế giới, và ĐCSTQ đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, yêu cầu phải chịu trách nhiệm về những tổn thất to lớn do dịch bệnh gây ra. Trong khi đó, ĐCSTQ lại đi truyền bá “thuyết âm mưu” nhằm đổ lỗi cho Hoa Kỳ và Ý về nguồn gốc của virus.
Giáo sư Lý Dậu Đàm thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan nói với báo The Epoch Times rằng các nước châu Âu đã quá bất cẩn và nghe theo lời khuyên của WHO, kết quả các nước này đã trở thành ổ dịch, dịch bệnh bùng phát mạnh ở Châu Âu, sau đó truyền sang Hoa Kỳ.
Virus Corona Vũ Hán đã “quét qua” hơn một trăm quốc gia chỉ trong ba tháng ngắn ngủi, nhưng đến tận đầu tháng 3/2020 WHO vẫn một mực từ chối thừa nhận đây là một đại dịch. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ngoại giới nghi ngờ và chỉ trích WHO và Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus vì “bảo vệ” ĐCSTQ, cho rằng WHO đã trở thành một “đảng chi bộ” ở nước ngoài của ĐCSTQ.
Ông Mario Vargas Llosa, một nhà văn người Peru và là tác giả được giải thưởng Nobel về văn học, gần đây đã lên tiếng phê bình rằng, chính vì hệ thống chính trị của ĐCSTQ mà thế giới hiện đang sống trong một cơn hoảng loạn dịch bệnh như thời trung cổ. Ông chỉ ra rằng bệnh dịch là sự trừng phạt của Thượng đế.
Minh Thanh
Theo Epoch Times