Ba Lan, tương tự như các nước phát triển, đang rơi vào tình trạng dân số ngày càng ít đi, theo thống kê mới nhất, chỉ riêng năm 2022, Ba Lan đã bớt đi tới 70.000 người, khi số lượng trẻ sinh ra chỉ có 139.000 trong khi số lượng người mất lên tới 209.000. Bất chấp rất nhiều chính sách kích thích tăng trưởng dân số: mẹ được nghỉ sinh con với đủ lương tới 1 năm (do nhà nước chi trả), bố cũng được nghỉ trông con, bắt buộc phải được cho nghỉ để cho con bú, mỗi đứa trẻ sinh ra được hỗ trợ tiền quần áo, xe đẩy, mỗi tháng được 120 usd tiền nuôi (từ 1-2024 tăng lên 190 usd), trường học, y tế hoàn toàn miễn phí, kể cả sách giáo khoa, cặp, máy tính… nhưng dân chúng vẫn muốn có thời gian dành cho bản thân hơn là sinh đẻ.
Vậy nên, việc mở cửa cho người nhập cư là điều không thể tránh khỏi, để đảm bảo an toàn kinh tế, xã hội… cho chính Ba Lan.
Thế nhưng nhập cư thế nào, lại là một vấn đề lớn và được chính phủ Ba Lan xử lý theo cách của họ. Khác với Pháp, Đức, Anh… cho nhập cư ào ạt, tiền “xã hội” (tiền cho không hàng tháng những người nhập cư không có việc làm) cao nhằm thu hút lượng người nhập cư lớn, Ba Lan – dựa vào bài học từ các quốc gia đó – đưa ra một chính sách nhập cư “chọn lọc” hơn: tiền “xã hội” thấp, yêu cầu phải có việc làm, nộp thuế, bảo hiểm xã hội ổn định… mới được cư trú. Tóm lại, muốn ở lại thì phải có việc làm, không ăn bám xã hội. Còn muốn được cấp định cư, cấp quốc tịch… trong đa số trường hợp phải học tiếng Ba Lan tới trình độ B1 – không phải để “làm khó” người nhập cư, mà ngược lại, yêu cầu họ – nếu muốn ở lại hẳn Ba Lan – phải hội nhập thông qua giáo dục.
Điều kiện để định cư ở Ba Lan khá đơn giản: có việc làm ổn định trong 5 năm, có chứng chỉ biết tiếng Ba Lan tới trình độ B1 (giao tiếp), thế là đủ, không cần có nhà cửa hay tài sản (có thể đi thuê hoặc thậm chí ai đó cho ở nhờ) – với chính phủ Ba Lan, việc quan trọng nhất để ở lại và trở thành “người Ba Lan” là có đủ hiểu biết để hội nhập với người bản xứ – chứ không kiểu sống co cụm lại trong những “khu tập trung người ngoại quốc” (enclave) như các nước phương Tây.
Thêm 1 điều quan trọng nữa, chỉ sau 2 năm làm việc ổn định là có thể làm thủ tục đoàn tụ, đưa vợ con sang, ổn định cuộc sống, dù giấy tờ vẫn đang là tạm trú.
Thành ra tới Ba Lan định cư khó mà dễ, dễ mà khó. Khó nếu bản thân chúng ta lười học, nhưng rất dễ nếu ai nhìn nhận ra vấn đề. Xin visa đi Ba Lan cũng vậy, biết tiếng cái thường cho đi luôn, hoặc trình độ trên đại học.
Chính sách nhập cư vậy khiến xã hội Ba Lan tương đối sạch sẽ, ngăn nắp, ổn định… không có tình trạng trộm cắp, cướp giật công khai, tỷ lệ tội phạm thấp, người vô gia cư càng ít, rất hiếm khi xảy ra lộn xộn, đánh nhau. Đâm chém, giết người thì càng hiếm. Do đó trẻ con Ba Lan chỉ cần khoảng 10-11 tuổi là đã sử dụng phương tiện công cộng tung tăng tự đến trường mà bố mẹ không cần đưa đón.
Mình chia sẻ vậy để ai quan tâm có thể biết. Ba Lan đang mở cửa với người Việt, vì cộng đồng người Việt ở đây có tiếng là hội nhập tốt, ít vấn đề với pháp luật hơn so với các nhóm nhập cư khác, không cực đoan và chịu khó hội nhập. Riêng năm ngoái, Ba Lan đã cấp hơn 6.000 visa lao động cho người Việt và sẽ còn tăng lên.
Mong mọi người sang đây hiểu vấn đề: kiếm tiền là một chuyện, nhưng muốn kiếm tiền lâu dài, ổn định, muốn một cuộc sống ấm no, thì phải cố gắng học hỏi, hiểu biết để mà hội nhập. Hội nhập được thì mới thấy cuộc sống khác, chứ sống mà chỉ chăm chăm kiếm tiền rồi về quê xây nhà, xây xong cũng chẳng ở, lại đi chăm chăm kiếm tiền tiếp, thì sống là để sống, hay sống để xây nhà đem trưng ? Mỗi chúng ta chỉ sống có 1 lần thôi mà.
Nhưng “dục tốc bất đạt” – các cụ cũng dạy rồi – phát triển bền vững đòi hỏi thời gian và xây dựng nền móng tốt. Chỉ khi đã có nền móng tốt rồi thì đà tiến mới nhanh, mới lâu dài, ổn định, hạnh phúc, ấm no.
Mà nền móng chẳng gì tốt bằng “CHI BẰNG HỌC” – như cụ Phan Châu Trinh đã nói.
На данном сайте вы найдёте подробную информацию о лекарственном средстве Ципралекс. Здесь представлены сведения о основных показаниях, режиме приёма и возможных побочных эффектах.
http://KoranwalaIndia.eorg.site/category/website/wgI2vZFhZf5rbhFqBTP7G0CD1