Saturday, December 21, 2024
HomeBLOGCơ sở vật chất ngành Y tế Việt Nam và năng lực...

Cơ sở vật chất ngành Y tế Việt Nam và năng lực chống chọi virus corona?

RFA

Bệnh viện dã chiến

Báo quốc nội ngày 3/2 loan tin cho hay Thành phố Hồ Chí Minh đang cho xây dựng gấp rút 2 bệnh viện dã chiến quy mô 500 giường tại huyện Củ Chi và Nhà Bè. Theo dự kiến hai bệnh viện dã chiến này sẽ hoàn thành trước ngày 15 tháng 2.

Trong cùng ngày, truyền thông trong nước cũng đăng tải thông tin cho biết UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 2 bệnh viện dã chiến với quy mô 500 giường mỗi bệnh viện để tiếp nhận, khám và điều trị những trường hợp nghi nhiễm hoặc nhiễm bệnh do virus corona.

Việc thành lập các bệnh viện dã chiến để cách ly những nghi ngờ nhiễm virus từ Trung Quốc trở về thì tôi cho đấy là động thái tích cực trong việc ứng phó với mối hiểm họa này. – Ngô Nhật Đăng

Tại miền Bắc, Giám đốc Sở Y Tế Hà Nội vào ngày 5 tháng 2 dự kiến đề xuất trưng dụng trường Đại học Thành Đô ở huyện Hoài Đức làm bệnh viện dã chiến từ 500 đến 700 giường bệnh. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh, Hà Nội có thể tiếp tục xây thêm 1 bệnh viện dã chiến với sức chứa 1.000 giường tại huyện Mê Linh.

Hiện nay tại Hà Nội có hai doanh trại Quân đội đã được chuyển thành trung tâm cách ly với sức chứa 1.500 người.

Nhận xét về việc biện pháp này của chính phủ Hà Nội, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng bày tỏ vui mừng:

“Việc thành lập các bệnh viện dã chiến để cách ly những nghi ngờ nhiễm virus từ Trung Quốc trở về thì tôi cho đấy là động thái tích cực trong việc ứng phó với mối hiểm họa này.”

Tuy nhiên, ông cũng đưa ra lo ngại về chất lượng của những bệnh viện dã chiến đã, đang và sắp được xây này:

“Tôi cho rằng chất lượng các trang, thiết bị y tế chắc chắn không đủ trong tình trạng bệnh viện quá tải hiện nay nhưng thà có còn hơn không. Ít nhất khi chúng ta chưa hiểu về nó chúng ta có khu vực cách ly.”

Thực trạng cơ sở vật chất ngành y tế

Tình trạng quá tải tại các bệnh viện công khắp nước lâu nay được cho là đáng báo động. Điển hình như bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi đồng… tình trạng 2 người bệnh nằm chung giường, thậm chí phải nằm ngoài hành lang, dưới gầm giường vẫn được truyền thông trong nước thường xuyên nhắc đến.

Xác nhận thực tế này, bạn Vân, hiện đang sống tại Sài Gòn trao đổi với chúng tôi qua Facebook Messenger cho biết:

“Tại các bệnh viện công, hầu hết bác sĩ đều khám qua loa, cơ sở hạ tầng đa số đã cũ. Trong năm 2019 có đi khám tuyến giáp ở Bệnh viện ung bướu thành phố và thấy tình trạng bệnh nhân nằm ghép giường, giường bệnh kê dọc hành lang. Mình nghĩ nếu có bệnh nhẹ mà nhồi nhét nhiều như vậy cũng thành bệnh nặng. Nhà mình đa số nếu cảm thấy bệnh nặng sẽ đi bệnh viện tư nhân, dù mắc hơn nhưng chất lượng có thể được đảm bảo, dù không đảm bảo 100% vì ở Việt Nam không bao giờ khẳng định được chuyện gì, nhưng vẫn an tâm hơn.”

Tuy nhiên, Bác sĩ Phạm Nhật An, nguyên phó giám đốc kiêm trưởng Khoa Truyền Nhiễm Bệnh Viện Nhi Trung Ương, lại cho rằng tình trạng quá tải tại các bệnh viện vẫn xảy ra nhưng không đến mức lúc nào cũng vậy.

“Hiện nay tôi vẫn đến hội chẩn tại các bệnh viện thì bệnh nhân không đông, không đến mức bệnh nhân 2-3 người nằm một giường. Những dịp đông tùy thời điểm. Có những bệnh viện đông và cả những bệnh viện không đông. Người ta hay dồn lên những bệnh viện trung ương nên có những thời điểm quá tải. Bây giờ cũng phát triển các bệnh viện tư nhân, giúp giảm tải. Do người ta (bệnh nhân) lựa chọn nên có những bệnh viện quá tải, có những bệnh viện không hết công suất.”

Vẫn theo Bác sĩ Phạm Nhật An, cơ sở vật chất ngành y tế đang được cải thiện tốt hơn mỗi ngày.

“Tất nhiên cái mong đợi của nó chưa đáp ứng được nhưng có tiến bộ gần nên cũng nhìn thấy. Bây giờ đáp ứng được các nhu cầu y tế tốt hơn nhiều, nhiều cái trước đây mình phải nhờ trợ giúp hay phải đi nước ngoài thì bây giờ hiện tượng đó giảm dần.”

Khả năng đáp ứng việc phòng chống dịch nCoV?

Thực tế sự cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng y tế của Việt Nam như lời bác sĩ Phạm Nhật An là có; tuy nhiên mức độ còn chậm chưa thể đáp ứng nhu cầu gia tăng trong lĩnh vực này.

Trong khi đó, dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra xuất phát từ Trung Quốc hiện đã lan ra nhiều nước trên thế giới. Hiện đã có hơn 24.000 người nhiễm bệnh trên thế giới và hơn 490 người thiệt mạng. Việt Nam hiện cũng đã phát hiện 10 ca nhiễm bệnh.

Bây giờ đáp ứng được các nhu cầu y tế tốt hơn nhiều, nhiều cái trước đây mình phải nhờ trợ giúp hay phải đi nước ngoài thì bây giờ hiện tượng đó giảm dần. – BS. Phạm Nhật An

Trước tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh do virus corona gây ra, trên các trang mạng xã hội, nhiều người dân bày tỏ liệu ở dải đất chữ S, nơi có cơ sở hạ tầng y tế còn yếu kém như hiện nay sẽ khủng khiếp đến mức nào nếu dịch bệnh bùng phát.

Việt Nam bị cho là ‘bản sao’ của Trung Quốc về hầu hết mọi lĩnh vực. Trong đợt dịch do virus corona từ thành phố Vũ Hán phát tán đi từ cuối năm ngoái cho đến nay, nhiều thông tin được lộ ra cho thấy thực tế cơ sở y tế thiếu thốn, tình trạng bưng bít thông tin… khiến cho dịch lây lan với tốc độ nhanh chóng.

Tin cho thấy, chính phủ Bắc Kinh ban đầu chỉ trích Hoa Kỳ lợi dụng tình trạng dịch bệnh ở Trung Quốc để ‘phá’ Trung Quốc; sau đó lại than phiền Hoa Kỳ chậm trễ trong việc hỗ trợ chống dịch cho Trung Quốc. Giới quan sát nhận xét do thực tế thiếu thốn nhân lực, vật lực mà Bắc Kinh đang phải ‘xuống nước’ cầu viện Washington như thế.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular