CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TỊCH SÍP DÀNH CHO QUAN CHỨC VIỆT NAM

0
842
Người Đà Lạt Xưa
Síp (Cyprus) có hai chương trình đầu tư định cư: một cho thường trú nhân (permanent residency) và một cho quốc tịch (citizenship). Tùy theo hoàn cảnh và túi tiền, người nộp đơn có thể chọn lựa chương trình định cư theo diện thích hợp nhất cho mình.
Diện “thường trú nhân”, được phép sống và sinh hoạt ở Síp nhưng không có quốc tịch, sẽ đòi hỏi số tiền đầu tư 300.000€ (hơn 350.000 đô la Mỹ tùy theo tỷ giá hối đoái trong ngày) cho gia đình gồm có vợ chồng và con cái đến 25 tuổi. Diện này thuộc loại “bình dân” và thông dụng hơn, tuy nhiên nó kèm theo một số điều kiện đòi hỏi phải mua nhà mới, mỗi hai năm phải có người đến Síp ít nhất một lần; vì thế sẽ không thích hợp cho các quan chức vẫn còn làm việc tại xứ sở của họ.
Số tiền 300.000€ đi theo diện “bình dân” chỉ mua được các căn hộ mới ở Síp, không đủ mua nhà mới, vì vậy nhu cầu cao đã thúc đẩy giá mua các căn hộ mới ở thành phố Limassol (rất đông người Việt cư trú ở đây) tăng nhanh hơn tốc độ giá nhà mới kể từ năm 2013, theo một bản báo cáo của Bộ Tài chính Síp vào tháng 3 năm 2019.
Các quan chức thì khác, phải vượt trội hơn dân.
Diện “quốc tịch” mà đại biểu Phạm Phú Quốc lựa chọn, là loại VIP của các quan giàu có. Cần đến 2 triệu đồng Euro € (hơn 2,38 triệu đô Mỹ) đầu tư bất động sản, có thể rút bớt xuống còn 500.000€ sau 5 năm, nhưng vẫn phải đóng góp cho Síp hai khoản không hoàn trả lại, gồm có 75.000€ cho quỹ Nghiên cứu và Phát triển của Chính phủ và 75.000€ cho Tổ chức Phát triển Đất đai. Diện này sẽ cho quốc tịch Síp và được cấp sổ hộ chiếu trong vòng 6 tháng, dành cho vợ chồng người nộp đơn và các con đến 28 tuổi. Người nộp đơn muốn bảo lãnh thêm cha mẹ, cũng có thể đủ điều kiện bằng cách đầu tư thêm 500.000€ vào bất động sản.
Chưa hết, phí luật sư, được áp dụng cho việc xử lý đơn xin nhập quốc tịch và mua tài sản, thường lên tới khoảng từ 30.000€ đến 40.000€ cho một gia đình. Phí xử lý và nộp đơn của chính phủ cho một gia đình bốn người có thể lên đến 28.000€. Như vậy, phí luật sư và xử lý của chính phủ có thể cộng thêm đến 68.000€.
Theo quy định của diện “quốc tịch”, gia đình của đại biểu Quốc có quyền mua bất động sản, dù là nhà ở hoặc thương mại, có thể được cho thuê để thu nhập. Bất kỳ số lượng bất động sản nào cũng có thể kết hợp để tạo thành khoản đầu tư tối thiểu 2.000.000€.
Đặc biệt luật Síp hiện nay cho phép việc đầu tư có thể được thực hiện cá nhân hoặc thông qua một công ty mà người nộp đơn là cổ đông. Điều này có nghĩa là vợ của một quan chức ở Việt Nam có thể thành lập một công ty ở Síp, thay vì dưới tư cách cá nhân, để mua bất động sản và nộp đơn theo diện đầu tư định cư lấy quốc tịch Síp.
Đối với các quan chức Việt Nam, khả năng tiền bạc để đưa cho vợ con vài triệu Euro tuồn đi Síp đầu tư địa ốc là chuyện dễ dàng. Các bạn Việt Nam có ai có được 2,6 triệu đô la Mỹ để tuồn sang Síp hay không?
Thống kê chính thức của Síp cho thấy đến năm 2011 đã có 6.979 người nói tiếng Việt ở Síp; đến năm 2020 lên đến khoảng 12.000 người, sinh hoạt trải rộng trên các thành phố lớn, nhưng đông nhất là ở Limassol. Hội chợ Tết vào đầu năm 2020 trên đảo Síp đã có khoảng 7.000 người Việt tham dự, có treo hình bác và lá cờ đỏ trên khán đài – một việc không xảy ra trong những cộng đồng người Việt tị nạn hiện đang định cư ở Mỹ, Úc và nhiều quốc gia khác ở châu Âu.
Chương trình đầu tư định cư của Síp bắt đầu từ năm 2013, làm tăng thêm số người Việt định cư ở Síp, có thể lên đến 1.000 hộ gia đình, mỗi hộ trung bình một cặp vợ chồng và hai đứa con đến 25 hoặc 28 tuổi tùy theo diện thường trú hoặc quốc tịch.
Các bạn thử tính nhẩm xem có bao nhiêu tiền mồ hôi và nước mắt của người dân trong nước đã bị các quan lớn nhỏ đua nhau cho vợ con tuồn ra nước ngoài?
Người Đà Lạt Xưa
August 29, 2020.
562160cookie-checkCHƯƠNG TRÌNH QUỐC TỊCH SÍP DÀNH CHO QUAN CHỨC VIỆT NAM