Saturday, December 21, 2024
HomeNEWSChống Wuhanvirus kiểu Thụy Điển, thành công hay thất bại?

Chống Wuhanvirus kiểu Thụy Điển, thành công hay thất bại?

Đến cuối tháng ba, gần như tất cả quốc gia ở châu Âu đã đóng cửa trường học và doanh nghiệp, hạn chế đi lại và yêu cầu công dân ở trong nhà. Nhưng một quốc gia đã đứng ngoài khi quyết định vẫn mở cửa: Thụy Điển.

Sự ứng phó vừa phải với dịch bệnh Wuhanvirus của quốc gia này đã thu hút sự khen ngợi của một số chính trị gia Mỹ, những người xem Thụy Điển như một mô hình khả thi cho nước Mỹ khi mở cửa lại. “Chúng tôi cần quan sát với một tư duy cởi mở những gì đã xảy ra ở Thụy Điển là nơi trẻ em vẫn tiếp tục đến trường,” thượng nghị sĩ của bang Kentucky thuộc đảng cộng hòa, Rand Paul nói trong phiên điều trần hôm thứ ba.

Nhưng dữ liệu về tử vong cho thấy trong khi Thụy Điển tránh được những thiệt hại tàn khốc của dịch bệnh như ở Ý, Tây Ban Nha và Anh, thì cũng gặp phải lượng tử vong gia tăng bất thường.

Ở Stockholm, nơi virus lây lan qua các cộng đồng di dân, số người chết đã tăng hơn gấp đôi số thông thường vào tháng trước. Sự gia tăng này đã vượt xa sự gia tăng lượng tử vong ở các thành phố của Mỹ như Boston và Chicago, và gần bằng sự gia tăng ở Paris.

Trên cả Thụy Điển, số người chết trong thời gian dịch bệnh tăng gần 30% so với thời điểm bình thường của năm, sự gia tăng này tương đương với Mỹ và vượt hơn rất xa lượng tử vong gia tăng không nhiều ở các nước láng giềng. Trong khi Thụy Điển là quốc gia lớn nhất của vùng Scandinavia, tất cả đều có hệ thống chăm sóc y tế rất mạnh và sự bất bình đẳng về y tế rất thấp trong toàn dân.

“Đây không phải là so sánh đường cong được giãn ra với Thụy Điển, là nơi có hệ thống y tế công rất tuyệt,” Andrew Noymer, nhà nhân khẩu học trường Đại học California ở Irvine nói. “Không có lý do nào để Thụy Điển phải tồi tệ hơn so với Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan.”

Không có hai quốc gia nào giống nhau hoàn toàn, nên việc so sánh là không chính xác. May mắn là các mô hình di chuyển và các hoạt động cá nhân cũng chiếm vai trò trong này, chứ không chỉ là chính sách của nhà nước.

Chính phủ Thụy Điển chọn cách không phong tỏa toàn quốc, tin tưởng rằng toàn dân sẽ tự giữ an toàn cho bản thân. Nhà trường, nhà hàng, phòng tập, quán bar đều mở cửa, dưới sự bắt buộc thi hành bảo trì xã giao cự ly, và các cuộc tụ họp bị giới hạn không quá 50 người.

Hai tháng sau, không có các kịch bản tồi tệ xảy ra như nhiều người tưởng tượng. Tử vong vì Chinese flu đặc biệt tấn công vào người cao tuổi và sống trong các viện dưỡng lão, như trường hợp ở hầu hết các quốc gia, nhưng bệnh viện không bị quá tải. Như với phần còn lại của thế giới, sẽ mất nhiều tháng sau, thậm chí là nhiều năm, trước khi bức tranh đầy đủ về lượng tử vong lộ rõ.

“Rõ ràng là lượng tử vong ở Stockholm đã cao hơn rất nhiều so với mức dự kiến trong năm bình thường,” Martin Kolk, nhà nhân khẩu học Đại học Stockholm nói. “Nhưng chúng tôi vẫn phải đợi xem chuyện gì xảy ra. Có một sự khác biệt rất lớn nếu chúng ta tiếp tục nhìn vào lượng tử vong vượt trội trong 6 tháng nữa, hoặc nó sẽ trở về mức độ bình thường trong vài tuần tới.”

The New York Times đã đo lường các tác động của đại dịch ở Thụy Điển bằng cách so sánh tổng số tử vong trong những tháng gần đây với lượng tử vong trung bình trong nhiều năm qua. Tổng số tử vong bao gồm cả chết do mắc bệnh Chinese flu cùng các nguyên nhân khác, trong đó có tử vong do không được chữa trị hoặc quyết định không chữa bệnh.

Các nhà nhân khẩu học nói rằng trong khi không có phương pháp nào là hoàn hảo, thì sự gia tăng lượng tử vong cung cấp một bức tranh đầy đủ nhất về sự thiệt hại vì đại dịch.

Các nhân viên sức khỏe cộng đồng Thụy Điển đã bảo vệ chiến lược của họ, đồng thời thừa nhận rằng quốc gia này đã thất bại trong việc bảo vệ người cao tuổi. Họ nói rằng mục tiêu đề ra là hạn chế sự lây lan dịch bệnh mà không phải phong tỏa mọi thứ.

“Một khi phải phong tỏa, thì thật khó để dỡ bỏ phong tỏa,” Anders Tegnell, nhà dịch tễ học quốc gia của Thụy Điển nói. “Chúng ta phải mở cửa lại như thế nào? Khi nào?”

Thay vì áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, các viên chức sức khỏe cộng đồng nói rằng người Thụy Điển có thể dựa vào việc ít đi ra ngoài và tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh. Điều này chứng tỏ là đúng: Nhìn chung, người Thụy Điển, giống với các nước láng giềng, gần như ít đi nhà hàng, mua sắm và đến các tụ điểm giải trí khác, theo các số liệu đi lại của Google.

Nhưng có lý do để tin rằng cách làm của Thụy Điển có thể không thích hợp với những nơi khác.

Tổng quan mật độ dân số thấp và số các hộ gia đình đơn độc cao của Thụy Điển – những yếu tố giống với các nước láng giềng khu vực Scandinavian – tạo thành sự khác biệt với các nước Tây Âu khác. Ở Ý, virus đã xông vào các hộ gia đình nhiều thế hệ, là những nơi để những người trẻ tuổi dễ dàng lây nhiễm sang cho người thân cao tuổi.

Và mặc dù Thụy Điển không phải là quốc gia có dân số đặc biệt trẻ khi so với các nước Tây Âu, nhưng người Thụy Điển có tuổi thọ cao và mức độ người mắc bệnh mãn tính thấp, như tiểu đường và béo phì là những bệnh khiến virus gây tử vong cao hơn.

Ngay cả không phong tỏa toàn bộ, nền kinh tế Thụy Điển không phải là không bị ảnh hưởng gì. Bằng chứng sơ bộ cho thấy Thụy Điển chịu ảng hưởng kinh tế như các nước láng giềng: Ngân hàng Trung ương Thụy Điển dự tính GDP quốc gia sẽ bị giảm từ 7 đến 10% trong năm nay, một ước tính ngang bằng với phần còn lại của châu Âu. (Ủy ban Châu Âu dự tính kinh tế châu Âu sẽ bị giảm khoảng 7,5%)

Điều này có thể thay đổi. Nhưng lượng tử vong cao của quốc gia đang đưa ra lời cảnh báo, các nhà nhân khẩu học nói.

“Sau cùng rồi Thụy Điển sẽ được đánh giá,” Noymer nói. “Nhưng đó là một sự rủi ro mang tính cá cược quá cao, và hậu quả chính là mạng sống của dân chúng.”

—————————

Nguồn: Bài của Lauren Leatherby và Allison McCannMay trên The New York Times, người dịch đặt tựa.
Ảnh của Anders Wiklund/TT News Agency/AFP via Getty Images chụp Stockholm cuối tháng tư.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular