Friday, December 27, 2024
HomeCHÍNH TRỊ - XÃ HỘICHIA SẺ VỀ Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ QUA TỘI DANH THEO...

CHIA SẺ VỀ Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ QUA TỘI DANH THEO ĐIỀU 165 BLHS 1999

Hirota Fushihara 

1, Tội danh được quy định trong BLHS nhằm bảo vệ khách thể của tội danh. Theo đó, tội danh đó chỉ được áp dụng khi hành vi nào đó không chỉ thỏa mãn những yếu tố cấu thành của tội danh đó mà tính chất phạm tội đó được đánh giá đến mức xâm hại khách thể của tôi danh đó.

Khách thể của tội danh theo điều 165 BLHS năm 1999 là “Trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước”.

Trong vụ án PVC, PVN và ông ĐLT có thể đã vi phạm một số qui định hành chính, là đối tượng tác động của tôi danh này , nhưng như tôi đã trình bày trong stt” Những lý do cơ bản tôi hiểu ông ấy là vô tội”, ông ấy và những người quản lý PVN vẫn có khả năng đã kinh doanh theo quy tắc phán đoán kinh doanh (business judgement rule) vì lợi ích chung của doanh nghiệp nên chưa thể nói rằng hành vi đó đã xâm phạm khách thể của tội danh này là “Trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước”.

2, Tội danh được quy định trong BLHS nhằm bảo vệ khách thể của tội danh. Cũng vì căn cứ đó, chúng ta không được phép xử phạt những chủ thể không liên quan đến khách thể đó.

Khách thể của tội danh theo điều 165 BLHS năm 1999 là “Trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước”.

Vì vậy, tôi danh này không được phép áp dụng với các chủ thể không phải là thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước.

Doanh nghiệp vốn tư nhân được hoạt động theo nguyên tắc tự quản lý bởi các nhà sở hữu, cổ đông và theo các cơ quan nội bộ của doanh nghiệp đó. Quan hệ và trách nhiệm về tài sản, giao dịch của những người quản lý doanh nghiệp vốn tư nhân này được định đoạt và kiểm soát trong cơ chế của họ và luật doanh nghiệp. Trừ khi các tội danh về tài sản được áp dụng như bao nhiều chủ thể khác.

Liên quan đến việc áp dụng điều 165 BLHS 1999, ls trong bài bào chữa của ls Trịnh Vĩnh Phúc cho rằng “Về mặt lý thuyết và cả về thực tiễn, tội danh theo Điều 165 BLHS năm 1999 lâu nay thường được áp dụng cho khối doanh nghiệp Nhà nước vì doanh nghiệp này vận hành bằng vốn và nhân sự từ Nhà nước, theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước.”

“Trong khi đó, Navibank là ngân hàng thương mại cổ phần với vốn tư nhân, nhân sự không do Nhà nước bổ nhiệm. Các bị cáo nguyên là các cán bộ Navibank không bị Hội đồng quản trị hay Đại hội đồng cổ đông xử lý kỷ luật hay trách phạt, Navibank không buộc cán bộ của mình nộp bồi thường tiền thất thoát nếu xem 200 tỷ bị thất thoát.”

Tôi đồng tình với nhận định của ls vì lý do nêu trên.

Chúng ta chỉ có thể xử phạt ai theo những gì pháp luật hình sự yêu cầu. Đây là vấn đề căn bản để tuân thủ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên điều 165 BLHS 1999 không còn hiệu lục vì BLHS đã được sửa đổi cũng như vì Nghị đinh 41 vô hiệu như ls Vu Hai Tran đã nêu trong
Bài bào chữa cho bị cáo của vụ Navibank cũng như tôi cũng đã viết trong stt liên quan đến vụ án PVC của ông ĐLT.

( Tôi vừa sử dụng điện thoai để viết stt này. Rất mất thời gian. Mà lại điện thoại s..ms..g. Về góc độ tiết kiệm thời gian và tinh thần dân tộc, tôi xin tự phe bình và rút kinh nghiệm sâu sắc)

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular