Friday, December 13, 2024
HomeBLOGCái nóng ở Nghệ An

Cái nóng ở Nghệ An

Tin báo Thanh Niên ngày 22 tháng 6/2019 cho hay, Nghệ An đã phá vỡ nhiều mốc lịch sử nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận những năm trước đây.

Cụ thể, tại Quỳ Hợp, nhiệt độ lên tới 43 độ C, tại Con Cuông là 43,3 độ C. Đặc biệt, tại Tương Dương, nhiệt độ trong ngày là 42,8 độ C, phá vỡ kỷ lục 53 năm qua, ghi nhận từ ngày 12.5.1966.

Cái nóng ở Nghệ An là vậy, nóng phát điên. Cái nóng bức bối như như vắt kiệt từng phần nước trong người, nóng lả người. Còn nhớ ở Hà Nội, lúc nhiệt độ mới lên đến 39-40, thì đã có nhiều trường hợp tử vong.

Nhưng nóng trong trại giam, trong hầm ngục bức bối, dưới mái tôn rực lửa, thiếu không khí thở, cái nóng được ủ lên đến 44 hay 45 độ, đủ sức làm những người cao huyết áp hay tiểu đường có thể mê đi.

Hoàng Bình, người mang án 14 năm tù, đã chịu cái nóng trong trại tù Nghệ An, kể rằng vào ngực lúc nhiệt độ lên quá cao, không thở nổi, anh và những người bạn dùng quần áo chèn hết tất cả những chỗ hở của cửa ra vào, rồi đổ hết các phần nước uống tràn ở nền nhà ngục. Nước xâm xấp dưới chân, cũng phải ấm lên vì thời tiết hầm hập. Chút gió từ ô thông gió là luồng không khí duy nhất để không biến nơi đó thành một nồi áp suất.

Đến đêm những cơn nóng mới kinh khủng hơn vì lúc đó mặt trời đã lặn, nhưng hơi nóng từ các bức tường xi măng và mái tôn bắt đầu mới phả thẳng vào trong các phòng giam. Nóng đến mức nước trên sàn cũng bốc hơi dần. Và đêm đến, anh em dùng quần áo lau sàn cho bớt nước, rồi ngủ trên đó, mới hy vọng tạm đỡ cái nóng. Có người phải ngủ trên vải nhúng nước mới chịu nổi.

Sức thanh niên như Hoàng Bình, đối phó với cái nóng bằng cách ấy chỉ đến tuần thứ hai thì bắt đầu lâm vào chứng đau lưng và tê thấp. Dứt mùa nóng, cái lạnh tận xương cuối năm ập đến thường đẩy mạnh thêm những chứng đau yếu đó. Nếu liên tục như vậy, chỉ 2 năm chèo chống, người khỏe mạnh nhất cũng trở thành bạc nhược.

Giờ thì bạn hãy tự nghĩ, những người khi tuổi tác đã cao như như ông Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc và Đào Quang Thực – vốn đã mang sẵn rất nhiều căn bệnh trầm kha từ bên ngoài – sẽ sống sót được bao lâu trong điều kiện như vậy, ở Nghệ An, Đặc biệt là vào lúc đợt nóng lên kinh hoàng, quản giáo cho tháo cái quạt con trong phòng mang đi, giải thích gọn là quạt hư rồi.

Rất đơn giản, ai cũng hiểu là trò hành hạ con người. Vì dù sau đó, các tù nhân trong phòng xin góp tiền sửa quạt, nếu hư – thậm chí mua luôn cái mới – quản giáo vẫn lờ đi.

Không cần Nhà nước Việt Nam phải thể hiện sự nhân đạo, họ chỉ cần hành động đúng với tất cả những gì đã cam kết về ứng xử với tù nhân, với Liên Hợp Quốc và những quốc gia văn minh khác. Đặc biệt hành động đúng với bộ mặt của một quốc gia vừa ứng cử vào vị trí không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ở đây, chắc không ai còn dám bàn đến luật hay Hiến pháp Việt Nam, bởi bản thân các bộ luật đó cũng đang bị bạc đãi bởi những người cầm quyền.

Ứng xử ngược đãi với tù nhân – đặc biệt với những người mà cả xã hội đều biết rằng đó là những án mơ hồ và vô lý – thì không những người quản lý trại giam phải đứng trước sự tố cáo về tội ác chống lại con người, mà cấp lãnh đạo của họ cũng phải chịu liên đới.

Ảnh minh họa: người dân Nghệ An làm nông vào buổi sáng, mùa này.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular