Wednesday, February 5, 2025
HomeBình Luận-Quan ĐiểmBước ngoặt mới sắp xảy ra xung quanh cuộc chiến ở Ukraina 

Bước ngoặt mới sắp xảy ra xung quanh cuộc chiến ở Ukraina 

Hoàng Xuân Kiểm

9 tháng 12 2023

1. Câu chuyện

1.1) Câu chuyện này chỉ là 1 trong vô số chuyện cho phép bạn nhận thấy tính chất phức tạp chính trị ở Ukraina liên quan đội quân thứ 5 của Nga.

Số là ngày 8 tháng 12 tên phò Nga, một thời là quan chức quan trọng của Ukraina, đại biểu phái đối lập “Vì đời sống” ở quốc hội Ukraina Ylya Kyva (1977/Poltava)  bị bắn chết ở quận Odintsovo, ngoại ô Moskva. Đây là quận dày đặc Camera vì rất nhiều quan chức Nga sống trong những lâu đài tư nhân ở đây. Kyva sau khi bỏ trốn sang Nga tích cực tham gia tuyên truyền chống Ukraina.

Vụ này các chuyên gia bình luận như là một thắng lợi của đặc vụ Ukraina, sau các vụ ám sát nhà báo chiến trường Tatarsky (ở Sankt-Peterbourg) và nhiều vụ khác… Cùng ngày một tên phản bội Ukraina khác là Oleg Popov cũng bị nổ bom chết ở Trung tâm thành phố Lugansk. 

1.2) Kyva từng là quan chức ngành cảnh sát Ukraina, cấp cao nhất là vụ trưởng bên cạnh bộ trưởng Avakov. Ông có một thời gian tham gia Right’s Sector, đại diện cho thủ lĩnh Right’s Sector ở miền đông. 

Trong nhiều phát ngôn của Kyva trước đây chúng ta thấy sặc mùi chống Nga. Năm 2019 ông chuyển hướng chống Ukraina, ủng hộ Nga và tham gia vào hàng ngũ đảng đối lập “Vì cuộc sống”. Khi nổ ra chiến tranh ông sang Nga và tích cực tham gia vào các chương trình truyền hình chống Ukraina tới mức tuyên bố “tiêu diệt Ukraina” bằng mọi cách.

Hỏi rằng tiền đâu ra cho ông hoạt động và mua nhà ở quận đắt đỏ ở Odintsovo? 

1.3) Chỉ vậy thôi bạn đọc thấy cách đặc vụ Nga cài người vào chính quyền Ukraina sâu như thế nào. Ông ta không phải là người phản bội như một số chuyên gia gọi mà đích thực là điệp viên ảnh hưởng của FSB cài vào chính quyền Ukraina như vô số người khác. Chắc chắn trong chính quyền Ukraina, quân đội và đặc biệt là ở QH Ukraina vẫn còn nhiều kẻ điệp viên ảnh hưởng của Nga đang chễm trệ dưới các vỏ bọc khác nhau. 

Mới đây, đại biểu nhân dân Ukraina Bezuglaya (phái Người hầu của tổng thống) tuyên bố nhiều lần chống lại bộ tổng tham mưu, nói riêng chống tổng tham mưu trưởng Zaluzhny, lợi dụng quyền miễn trừ của Đại biểu nhân dân và những ưu việt tự do ngôn luận của chế độ dân chủ để chống lại Ukraina.

Nhớ rằng, cố vấn VP Zelensky Arestovich sau khi bị cách chức đã trốn ra nước ngoại và lộ diện hoàn toàn là một điệp viên ảnh hưởng của FSB trong Văn phòng tổng thống Ukraina… 

Còn bao nhiêu điệp viên nữa chưa lộ mặt? Cá nhân tôi tin là vẫn còn rất nhiều loại điệp viên kiểu này hay nói cách khác là “Đội quân thứ 5” trong chính quyền Ukraina, kể cả trong VP tổng thống !!!

1.4) Tôi hoàn toàn không tình cờ khi trong bài trước lưu ý rằng, Phương Tây chờ đợi Zelensky thể hiện ý chí chính trị để:

*) loại bỏ những điệp viên ảnh hưởng trong chính quyền, thậm chí là bên cạnh ông ta (?).

*) đổi mới và thanh lọc quan chức nhằm tiêu diệt những kẻ tham nhũng, trước hết trao ngay cho Mỹ ông Kolomoysky, một ông trùm rửa tiền mà Mỹ đòi hỏi phải xét xử.  

Kolomoysky như tôi đã nói trong bài trước là người chống Poroshenko (trả thù) và tạo bàn đạp để dựng lên Zelensky với đảng “Người hầu nhân dân”, vì thế tôi mới viết rằng, “Zelensky cần ý chí chính trị để đoạn tuyệt với ông ta”.

Rất có thể Phương Tây đã biết rõ  “bếp núc chính trị” của Zelensky mà tỏ thái độ chống đối hoặc giãn ra trong vấn đề viện trợ… Chỉ là giả thiết nhưng nhiều sự kiện cho thấy họ mất niềm tin vào Zelensky, trong khi vẫn tin tưởng vào quân đội Ukraina… Cũng nên nhớ rằng trong QH Ukraina Kolomoysky cài hẳn cả một nhóm đại biểu của ông để nhằm mục đích vận động hành lang và rất có thể Bezuglaya chỉ là 1 trong số khoảng 50 đại diện của ông ta ở QH.

2. Trên chiến trường

2.1) Trên chiến trường, kể cả ở nước Nga liên tục diễn ra những vụ cháy nổ làm rung chuyển nước Nga và quân đội của họ. Còn trên “tuyến Zero” hai bên vẫn cầm cự, giằng co mà chưa bên nào có ưu thế. Hôm qua có thông tin nói rằng quân đội Ukraina đã vượt hàng rào phòng ngự thứ 2 của Nga ở tỉnh Zaporizhzhya nhưng chưa có thông báo nào chính thức. 

Chiến sự căng thẳng nhất vẫn là ở khu vực áp sát tp Donetsk – Avdiivka. Có tin nói quân Nga đã chiếm được đường phố nào đó nhưng rồi lại bị đánh bật ra ngoài. Hai bên tử trận ở Avdiivka là rất lớn. Riêng phía Nga mất ở đây trong 2 tháng qua vào khoảng 20 000 quân. Phía Nga sử dụng không quân dội bom dày đặc, kể cả bom chùm, cho nên phía Ukraina chắc cũng thiệt hại lớn, cho dù không công khai.

2.2) Nếu nói thắng lợi thì khả năng năng phía Ukraina thắng lợi lớn hơn kỳ vọng ở tả Ngạn Dnipro, khu vực bàn đạp đối điện tp Kherson. Vừa có thông tin nói rằng quân Nga đang sơ tán dân khỏi tp Novaya Kakhovka (khu vực bên kia đập nước). 

Khả năng năng rất có thể đây là bước chuẩn bị cho cuộc chiến lớn có thể xảy ra, hoặc là quân Nga nhằm mục đích cướp tài sản ở thành phố này mang về nước, một hành động mà họ từng làm ở Donbass, Zaporizhzhya và Crimea, hoặc nhằm lấy nhà dân cho quân đội Nga đồn trú để giữ lãnh thổ tỉnh Kherson ở bờ đông Dnipro (!).  

3. Viện trợ Phương Tây

3.1) Tuy ở Mỹ trong khuôn khổ đấu tranh lưỡng đảng mà viện trợ cho Ukraina bị trì hoãn nhưng tới ngày 15.12 này sẽ xem xét lại quyết định viện trợ như thế nào. Rất nhiều người lo lắng và hoang mang nhưng người viết bài này vẫn tin tưởng là QH Mỹ sẽ thông qua quyết định gói viện trợ lần này, chẳng qua trong đấu tranh chính trị thì các phe phái cần thời gian để mặc cả với nhau mà thôi. Phía cộng hòa đòi bằng được gói tiền xây dựng bờ rào biên giới phía nam để ngăn chặn hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp. 

3.2) Theo nghị sỹ Pinkus, chỉ ngày thứ 3 vừa qua đã có tới 20 000 người từ México nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Nếu tính tổng thể trong 30 tháng Biden cầm quyền quyền có tới gần 10 triệu người xâm nhập Mỹ bất hợp pháp, trong đó có 20 000 người Nga. Không ai bảo đảm rằng, trong số người di cư bất hợp pháp này lại không có hàng ngàn người được đặc vụ cài vào để làm hỗn loạn xã hội Mỹ.

Ngoài ra, đa phần những người di trú này là không có chuyên môn dẫn tới tình trạng thất nghiệp và homeless gia tăng. Đây là gánh nặng cho ngân sách quốc gia, đồng thời là trung tâm của các ổ bệnh và nghiện ngập ma*túy. Vậy nên đảng cộng hòa đòi chính quyền chia sẻ tiền viện trợ cho các chương trình bảo vệ biên giới là có lý của nó. 

4. Vì sao có thể tin tưởng là viện trợ cho Ukraina vẫn được quyết định, kể cả sau bầu cử tổng thống?

4.1) Bạn đọc cần lưu ý rằng, nói là tiền viện trợ an ninh cho Ukraina nhưng thực tế phần lớn là đầu tư vào sản xuất vũ khí tại Mỹ. Và tiền đầu tư ở Mỹ đồng nghĩa là đầu tư vào việc làm và giảm thất nghiệp, cũng là làm tăng GDP. Điều này là có lợi cho Mỹ. 

Đặc biệt, theo các nguồn thông tin mở thì nhiều thành viên đảng cộng hòa có vốn bằng cổ phiếu trong các hãng sản xuất vũ khí và vì vậy, nếu tổng thống của đảng cộng hòa sau này, chẳng hạn Trump hay Haley thì vẫn phải ủng hộ Ukraina vì nguồn lợi của họ gắn với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng.

Trong bài trước tôi cũng đã hé mở  nhận xét khi nói rằng, giả sử khi Trump thắng cử thì việc ủng hộ Ukraina chưa chừng lại hiệu quả hơn.

Theo tôi, tổng thống Biden với quá trình làm chính trị trên 50 năm cho nên chắc chắn quá thận trọng và bảo thủ trong chính sách toàn cầu, đặc biệt khi Nga lại là quốc gia hạt nhân. Còn ông Trump thì kể cả Ông Kim cũng gọi là bạn nhưng ông làm gì thì đó vẫn là quyền của ông và ông làm thật, chẳng hạn công nhận tp Jerusalem là thủ đô Israel…

4.2) Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ông Biden dù có ứng cử lần 2 thì cũng rất khó trúng cử bởi vì trước hết là yếu tố sức khỏe, thứ nữa là những chính sách trong nhiệm kỳ 1 của ông không có gì để gọi là thành công. Nhiều chính trị gia và báo chí Mỹ hiện rất bất bình với Biden vì tính thiếu kiên quyết trong việc viện trợ vũ khí cho Ukraina. Đáng chú ý những người chỉ trích chậm trễ viện trợ lại chính là người đảng cộng hòa.

Nước Mỹ không thiếu vũ khí nhưng chẳng có quyết định chính trị. Ngay cả vào thời điểm này, khi QH ngăn chặn viện trợ nhưng Bộ QP vẫn có 6 tỉ dự trữ để viện trợ cho Ukraina mà không cần quyết định của quốc hội. 

4.3) Vì sao có thể tin là nước Mỹ không bỏ Ukraina giữa đường?

Trong nhiệm kỳ Biden nước Mỹ đã nhận quả đắng khi rút quân khỏi Afganistan. Giờ cuộc chiến với Nga ở Ukraina và ở Israel là một thử thách lớn đối với Mỹ và phương Tây. Ai thắng cuộc ở hai cuộc chiến này đều là một vinh dự vì đối thủ là nước Nga nổi tiếng “hùng mạnh”. Quân đội Nga được mệnh danh là mạnh thứ 2 thế giới. Hơn thế, cuộc chiến tranh lại diễn ra giữa lòng Châu Âu – đồng minh của Hoa Kỳ. Có thể chấp nhận thua cuộc được chăng? Uy tín của Hoa Kỳ sẽ như thế nào nếu Ukraina thua cuộc? 

5. Chuyến công du của Putin

5.1) Putin đã tới ba nước ả rập Trung Đông – Ả rập Saudi, Emirates và Iran.

Vì sao chỉ là 3 nước này? Người viết bài này có mấy giả thiết:

1) Ả Rập Saudi là quốc gia có mắc mớ ngoại giao với Mỹ, và cũng là quốc gia OPEC+1 (Hiệp hội xuất khẩu dầu) có liên quan với Nga. Đồng thời theo chuyên gia dầu khí Krutikhin của Nga thì nước này đã bị Nga “xỏ mũi” về lượng dầu tung ra thị trường, nghĩa là báo cáo cho Saudi một con số không đúng con số thực tế (năm 2020). Vây nên khi có phản ứng của Saudi sau khi Nga không cung cấp dữ liệu kể từ tháng 4 lại nay thì Putin buộc phải bay sang làm lành. Từ tháng 4 lại nay thì Nga hoàn toàn dấu tịt con số. Opec+ không biết nước Nga sản xuất bao nhiêu và xuất khẩu bao nhiêu. Vậy nên xuất hiện xung đột lợi ích giữa Nga với Opec+.

2) Với Emirates ngoài vấn đề dầu thì còn vấn đề đô la. Rất nhiều tài phiệt Nga, kể cả Lukashenko và Kadyrov cũng rửa tiền ở quốc gia này. Có thể giả định rằng, trong thời buổi áp chế tài thì nguồn tiền đô la của Nga là rất lớn đang bị kẹt ở Emirates. Vậy nên chắc chắn sứ mạng của Putin là sang thương lượng để giải tỏa số tiền đô la bị kẹt ở đây. 

Trước đây 1 tháng đã có thông tin rằng ông trùm của Putin là Kovalchuk đã sang Emirates nhưng có vẻ như là trốn khỏi nước Nga do sợ kết cục xấu sắp diễn ra mà ông có thể là đối tượng bị thủ tiêu (tin của ông Solovey).

Kết quả sứ mạng của ông Putin tới đây như thế nào không ai có thể biết vì đó là vấn đề của xã hội ngầm.

3) Còn với Iran thì chắc chắn là vấn đề hợp tác kiểu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Mọi câu chuyện thương lượng giữa Putin với thủ lĩnh Iran không gì khác ngoài vấn đề hợp tác vũ khí và chống chọi với cả Ukraina và cả với Israel. Hiển nhiên không ai có thể biết chắc cụ thể các quyết định, ngoại trừ các cơ quan tình báo… 

4) Tác giả bài viết này hồ nghi rằng, giữa TQ và Nga đang có bất đồng nào đó phía TQ có thỏa thuận như thế nào đó với Biden. Việc ông Tập thỏa thuận gì với Biden cho tới giờ chắc tình báo Nga đã có thông tin và vì thế ông Putin phải lên đường tới Trung Đông. 

Trong số những sứ mạng vừa nêu trên (1,2,3) của ông Putin rất có thể có sứ mạng “đá đểu” ông Tập nếu thực sự ông Tập có thỏa thuận gì đó với Biden mà Moskva không hài lòng.

Số là chính TQ năm 2021 đã làm Trung gian hòa giải cho Ả rập Saudi và Iran đoàn kết với nhau thành đồng minh của TQ ở Trung Đông, làm trụ cột Trung gian cho TQ triển khai “Vành Đại và Con Đường” ! Đồng nghĩa họ là đồng minh của TQ ở Trung đông. 

Nhưng Nga lại cũng rất cần 2 quốc gia hùng mạnh nhất này ở Trung đông, sau khi mất đồng minh là Ả rập Ai Cập (sau cách mạng Mùa Xuân Ả rập).  

Hiển nhiên Nga trong hoàn cảnh hiện nay khó lòng có thể chiếm được cảm tình các nước này trong thế trận bị cô lập toàn cầu. 

Nga có gì để bán? Không có gì, ngoài ngũ cốc, nhưng ngũ cốc có thể mua của Ukraina. Còn dầu thì họ không thiếu. Trong khi đó TQ có vô số mặt hàng mà họ thể mua để buôn vào Châu Âu, vào châu Phi, Nam Mỹ… để kiếm lời ! 

Vây nên xét cho cùng là chuyến đi của ông Putin tới Trung đông khó có thể có thành công, ngoại trừ cho dân Nga trong nước bớt thấy tủi nhục bởi sự cô lập. 

***

Hình: Điệp viên của Nga bị cơ quân ăn ninh Ukraina tóm gọn cùng với bằng chứng…

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular