Ls. Nguyễn Văn Đài
Tô Lâm sinh ngày 10 tháng 7 năm 1957 tại Hưng Yên, bố là Đại tá Tô Quyền cựu giám đốc công an tỉnh Hưng Yên, trước khi nghỉ hưu là cục trưởng cục V26(nay là Tổng cục 8). Trước khi lên Bộ trưởng, Tô Lâm từng giữ chức phó Tổng cục trưởng, rồi Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh phụ trách khu vực Âu châu, rồi lên Thứ trưởng phụ trách đối ngoại.
Khi còn giữ chức phó Tổng cục trưởng, Tô Lâm chỉ huy mạng lưới an ninh hoạt động tại các nước Đông Âu, Liên Xô cũ. Bởi vậy trong vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại CHLB Đức, Tô Lâm đã chỉ huy trung tướng Đường Minh Hưng, đàn em và đang là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh(vị trí của Tô Lâm trước đây) và mạng lưới an ninh tại Đức, các nước Đông Âu cùng với an ninh từ Việt Nam sang để thực hiện. Tô Lâm còn trực tiếp bay sang Slovakia để nhờ mượn máy bay của chính phủ Slovakia chở Trịnh Xuân Thanh sang Nga, rồi sau đó về Việt Nam.
Chỉ riêng trong vụ án bắt cóc Trinh Xuân Thanh, Tô Lâm đã giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu. Hành vi phạm tội của Tô Lâm không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam, mà còn vi phạm luật pháp của CHLB Đức, vi phạm luật pháp quốc tế. Tô Lâm không chỉ là tội phạm của Việt Nam mà còn là tội phạm quốc tế. Hành vi phạm tội của Tô Lâm gây trấn động nước Đức và Âu Châu, gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất giữa Việt Nam và CHLB Đức. Tới mức ngày 22 tháng 9 năm 2018, CHLB Đức đã tuyên bố tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Giờ đây khi nhắc tới Việt Nam, người dân Đức nghĩ ngay đến một số từ như bắt cóc, khủng bố, vi phạm nhân quyền.
Đầu tháng 10 năm 2017, Cơ quan điều tra của CHLB Đức đã phát lệnh truy nã trung tướng Đường Minh Hưng, mà lẽ ra phải phát lệnh truy nã đỏ đối với Tô Lâm.
Ngày 17 tháng 7 năm 2018, sau khi Nguyễn Hải Long đã thú nhận tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Chính phủ CH Séc đã tuyên bố ngưng cấp visa dài hạn cho công dân Việt Nam. Và lý do mà Bộ trưởng Bộ nội vụ CH Séc đưa ra là “Việt Nam đã trở thành một mối nguy an ninh trong lĩnh vực xuất khẩu tội phạm có tổ chức.”
Ở trong nước, từ ngày ngày Tô Lâm lên Bộ trưởng Bộ công an, đã tiến hành các chiến dịch đàn áp, bắt giữ hàng trăm người hoạt động nhân quyền, tự do và dân chủ, hoạt động môi trường.
Tại sao Tô Lâm lại điên cuồng phạm tội như vậy?
Những ai theo dõi tình hình chính trị Việt Nam thì đều thấy rõ khi Nguyễn Tấn Dũng còn đang là đương kim Thủ tướng. Tô Lâm và Nguyễn Tấn Dũng như hình với bóng, nhất là trong các chuyến công du quốc tế của Nguyễn Tấn Dũng.
Tại Hội nghị trung ương 6 của đảng CSVN tháng 10 năm 2012, thực hiện quyết định của Bộ chính trị là đưa Nguyễn Tấn Dũng ra xem xét kỷ luật. Trong suốt thời gian diễn ra hội nghị, việc kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng gần như đã thống nhất, nhưng ngay trước khi bỏ phiếu, Tô Lâm đã có phát biểu với hàm ý bảo vệ Nguyễn Tấn Dũng và đe dọa những ai dám bỏ phiếu kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng. Kết quả cuối cùng là Nguyễn Tấn Dũng không bị kỷ luật và tại vị cho tới hết nhiệm kỳ. Điều này làm Nguyễn Phú Trọng vô cùng tức tối và uất ức tới mức đã khóc khi phát biểu kết thúc hội nghị.
Tháng 10 năm 2015, khi diễn ra đại hội đảng bộ tỉnh Kiên Giang để bầu bí thư tỉnh ủy. Tô Lâm trực tiếp đến dự và chỉ đạo hội nghị với hàm ý ủng hộ Nguyễn Thanh Nghị, con trai của Nguyễn Tấn Dũng. Kết quả Nguyễn Thanh Nghị dành 100% số phiếu bầu.
Sau khi đánh bại được Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng coi Tô lâm là kẻ đáng ghét nhất và cần phải tìm cách kiểm soát và khi có cơ hội sẽ loại bỏ. Bởi vậy, lần đầu tiên trong lịch CSVN, một Tổng bí thư tham gia đảng ủy công an trung ương.
Tô Lâm lên Bộ trưởng với hàm thượng tướng và đã được nửa nhiệm kỳ mà chưa được phong đại tướng. Trong khi những người tiền nhiệm như Lê Hồng Anh, trước khi lên Bộ trưởng chỉ là binh nhất, ngay sau đó được phong đại tướng. Trần Đại Quang lên Bộ trưởng với hàm trung tướng, chỉ chưa đầy một năm đã lên thượng tướng rồi đại tướng. Điều này cho thấy, Nguyễn Phú Trọng đã dùng quyền lực trong đảng để ngăn chặn và khống chế Tô Lâm.
Để từng bước lấy lòng và tránh để Nguyễn Phú Trọng trả thù, cũng như tỏ ra trung thành với đảng, chế độ. Tô Lâm đã làm mọi việc một cách tận tụy để chiều lòng Nguyễn Phú Trọng. Như đàn áp khốc liệt phong trào dân chủ, đấu tranh nhân quyền ở trong nước. Khi biết mong muốn của Nguyễn Phú Trọng là bắt Trịnh Xuân Thanh bằng mọi giá. Tô Lâm đã bất mọi hậu quả khi vi phạm pháp luật Việt Nam, CHLB Đức, và quốc tế trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Tại sao Tô Lâm lại là tên tội phạm nguy hiểm nhất?
Giới tội phạm quốc tế trong các lĩnh vực khủng bố, bắt cóc, buôn lậu ma túy, buôn bán người,… Không có tên nào chính thức, công khai trong bộ máy chính quyền và giữ chức vụ Bộ trưởng quan trọng như Tô Lâm. Đứng đầu Bộ công an với quân số hàng trăm ngàn người, có mạng lưới điệp viên trải rộng trên thế giới, được vũ trang và trang bị những thiết bị hiện đại nhất cho ngành an ninh. Nên việc phạm tội của Tô Lâm gây ra nguy hiểm cho mọi người dân trong nước và cả cộng đồng quốc tế.
Ở trong nước, Tô Lâm cùng với ngành công an không chỉ phạm tội trực tiếp như tham ô, hối lộ, mua quan bán chức, vi phạm các quyền con người, bảo kê cho các nhóm lợi ích phạm tội, bảo kê cho các loại tội phạm khác và dùng các nhóm lưu manh côn đồ tấn công bạo lực những người hoạt động nhân quyền và dân chủ. Tô Lâm còn thực hiện việc xuất khẩu tội phạm có tổ chức ra nước ngoài(như lời của Bộ trưởng Nội vụ CH Séc đã tuyên bố).
Khi Tô Lâm thực hiện một hành vi phạm tội, thì có rất nhiều, thậm trí có hàng trăm, hàng ngàn người có chức vụ cùng tham gia, với các phương tiện, thiết bị hiện đại. Tô Lâm còn có thể dùng quyền lực vừa là ủy viên bộ chính trị, Bộ trưởng công an để huy động các ngành, các cấp ở trong và ngoài nước cùng tham gia phạm tội. Tô Lâm cùng sử dụng cả các quan hệ ngoại giao, chính trị quốc tế để phục vụ cho việc phạm tội của mình.
Bởi vậy, có thể kết luận rằng: Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ công an Việt Nam là tên tội phạm nguy hiểm nhất thế giới!
nguyenvandai’s blog