Wednesday, February 5, 2025
HomeBLOGBỏ học sớm để trở thành những Bill Gates, Elon Musk. Đúng...

Bỏ học sớm để trở thành những Bill Gates, Elon Musk. Đúng hay sai?

Nam Dao

Hiện tại ở VN, thì chiều hướng đang nghiêng về những người nhận định sai. Họ khuyên người khác cứ ráng học đi, học càng nhiều càng tốt. Và ý họ muốn nói là học ở nhà trường, ở giảng đường

Tình cờ mình đọc được bài viết nói về một chương trình của BBC trong đó cho biết các nhà tâm thần học đã làm một cuộc khảo sát về những triệu phú (đô la)

Và, ngạc nhiên thay… đúng là nhiều triệu phú đã bỏ học sớm. Lúc đi học những người thành công đó thậm chí còn lười học và có kết quả học hành không tốt. 

Nhưng họ bỏ học sớm để khởi nghiệp, chứ hổng phải ăn chơi

Nhưng tại sao nhận định của nhiều người Việt về việc bỏ học sớm để khởi nghiệp… là không tốt. Nó trái với khảo sát trên

Bởi vì những người đó đã không đề cập đến những yếu tố khác cần có nữa.

Khảo sát của BBC chỉ ra được những yếu tố này: (qua việc khảo sát ý kiến của những triệu phú)

– Xem TIỀN là quan trọng nhất. Là động lực chính để sống trong cuộc đời này. Tức là bạn phải mê tiền. Bạn có mê tiền không? Nếu không thì loại ngay từ vòng gửi xe. Mình thì đã bị loại ngay từ vòng gửi xe vì thực sự mình không đặt việc kiếm thật nhiều tiền lên hàng đầu

Luôn có suy nghĩ: phải dùng tiền để kiếm lời, kiếm thêm nhiều tiền hơn nữa. Bạn cho họ tiền, họ sẽ không dùng để tiêu xài… mà mang đi đầu tư, hay tìm cách kinh doanh cái gì đó

– Phải có một ý tưởng rõ ràng, một định hướng cụ thể và thực tế:  làm gì để làm giàu. Và phải bắt tay làm ngay từ sớm. Yếu tố này thì rất ít thanh niên VN có. Vì cách giáo dục của VN từ lúc còn nhỏ, lúc là học sinh đã làm thui chột, giảm bớt đi khả năng tư duy độc lập của thanh niên. Đã vậy còn thường bị cha mẹ định hướng giùm

– Phải có đam mê với công việc. Phải hiểu tường tận và đam mê với công việc đang làm. Có đam mê thì mới phát sinh sáng tạo, những ý tưởng đột phá. Còn nếu nghe người ta nói làm cái này, cái kia sẽ thành công rồi cũng làm theo, mà bản thân không đam mê thì bạn sẽ lao động trong khiên cưỡng, chịu đựng trong cố gắng, và khó có sự đột phá. 

– Là dạng người tham công tiếc việc. Phải có tham vọng, thời gian làm việc phải nhiều hơn những người bình thường. 

– Dám chấp nhận rủi ro, thích cạnh tranh hơn thua được mất. Có suy nghĩ “tôi sẽ làm bất cứ điều gì để đạt thứ tôi muốn” . Có thể sẽ thất bại nhiều lần, và không đạt được thứ mình muốn… nhưng trước hết cần phải có tư duy này

– Phải suy nghĩ khác với thông thường, vượt ngoài khuôn khổ (think outside the box). Dám phá vỡ những quy tắc, những ràng buộc, những quy định, lề lối đã cũ. Đừng nhầm với phá vỡ luật pháp nhé, nếu  điều luật bộ luật đó đúng, Ở những nước dân chủ thì đơn giản những gì không cấm, công dân có quyền làm.. nên vấn đề này đơn giản và không có nhiều e ngại như ở VN.

– Là những người tiêu xài cẩn trọng, có kế hoạch quản lý tiền bạc. Hay mặc đồ hiệu tầm trung hơn là đồ hiệu xa xỉ. Ăn ở nhà nhiều hơn ăn ngoài. Ví dụ: Steve Job và Mark Zukerberg… trang phục ưa thích của 2 người này, đặc biệt những khi lên thuyết trình về sản phẩm, là chiếc áo sơ mi xám và quần jean đơn giản. 

– Có thừa tự tin. Không quan tâm gì đến việc người khác nghĩ về mình như thế nào. Cứ làm những gì mình muốn làm. Bỏ qua sĩ diện để kiếm tiền. Bỏ qua sĩ diện thôi, chứ không bỏ qua sự tự trọng hay sự tử tế nhé. 

Nhắc lại, đây là những yếu tố mà BBC đưa ra để trở thành người thành công mà bỏ học sớm. Chứ không phải là mình khuyên răn hay đang bảo ban lại các bạn. Nói rõ như thế chứ không lại nói mình là “nói được mà không làm được”

Cá nhân mình thì hoàn toàn đồng ý với những yếu tố trên khi mà bản thân mình nhận định rằng giáo dục ở học đường VN đôi khi không nói lên điều gì cả, thậm chí có thể gây hại cho tư duy độc lập và khả năng kiểm chứng. Việc học ngày nay không nhất thiết phải học ở nhà trường, mỗi người đều có thể tự học qua sách, báo, internet, qua Google, qua Youtube, qua ChatGPT chẳng hạn (nhớ kiểm chứng lại nhé, con AI này vẫn chưa hoàn thiện đâu). Điều quan trọng là sự tự học đó không nên chỉ dừng lại ở câu chữ, lý thuyết… mà chúng ta có thể học ở bất kì chỗ nào chúng ta có thể học. Ví dụ đến một tiệm sửa xe, thay vì bấm điện thoại ngồi chờ, thì chúng ta chịu khó để ý coi mấy ông thợ đang làm như thế nào. Dựa vào những gì tiếp nhận bằng mắt thấy, tai nghe khi đó kết hợp thêm khả năng kiểm chứng qua internet, sách khi về nhà… chắc chắc chúng ta đã học được ít nhiều về cơ khí, sữa chữa, máy móc. Hay ra ruộng chẳng hạn, đừng chỉ ra đó selfie chán chê rồi về. Chịu khó xem người nông dân gieo mạ, cấy lúa như thế nào… thậm chí đề nghị xin làm phụ nếu họ cho phép. 

Phương pháp tự học ngoài thực tế trên thì cá nhân mình chưa áp dụng nhiều. Gần đây mới nghiệm ra là nên như vậy. Có thể xem như là một kiểu trường thành, một nhận thức muộn. Nên mình viết không phải chỉ cho người đọc, mà cũng là cho chính bản thân mình nữa.

https://www.facebook.com/groups/778019953000802/permalink/1387799982022793/

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular