BÀNH ĐỨC HOÀI

0
298
Bành Đức Hoài

Võ Văn Tạo

Bành Đức Hoài – Vị nguyên soái bất hạnh của Giải phóng quân Nhân dân Trung Hoa

Tết nguyên đán năm 1974, bệnh viện có rất nhiều người đến thăm bệnh nhân. Duy có một người không có ai đến thăm.

Một mình ông chịu đựng sự giày vò của đau đớn trong cô đơn, buồn bã, nhiều khi ông còn lẩm bẩm một mình: “lại hết một năm rồi”, “Đây là năm cuối cùng nhỉ?”.

Căn phòng này không ghi tên bệnh nhân, chỉ ghi mỗi số 145, lính gác cẩn thận, giấy báo dán kín các cửa sổ. Khiến căn phòng tràn ngập ánh nắng tối om. Sáng sớm, y tá đến dọn dẹp phòng, ánh sáng ban mai ùa vào phòng cùng làn gió sáng man mát. Ông tcảm thấy dễ chịu làm sao, hít thở thật sâu rồi nhìn ra cửa sổ, ông đi lại trong phòng. Y tá đi rồi, cửa sổ lại đóng chặt, chỉ để lại một vệt sáng thần bí, không chịu nổi ông hét lớn: “Bác sĩ đâu? Bác sĩ đâu?”

“Anh có việc gì?”

“Hãy giúp tôi xé tờ giấy báo ở cửa sổ ra”

Bác sĩ đáp “Anh hãy nói với chiến sĩ cảnh vệ ở cửa”

Cậu lính gác nói: “Việc đó phải được tổ chuyên án phê chuẩn”.

Nổi giận lôi đình, ông đáp: “Nằm ở bệnh viện các anh còn chưa yên tâm à! Tôi không nằm trong buồng gái đẻ, cho tôi về nằm ở trại giam!”

“Có việc gì anh hãy đợi tổ chuyên án đến rồi hãy nói”

Cầm tờ bệnh án treo ở đầu giường, ông nói: “Tôi không phải số 145, tôi là Bành Đức Hoài của hội nghị Lư Sơn”. Nhưng dù nói gì cũng không thuyết phục được, họ đều im lặng.

Tức giận nằm trên giường, ông thở không ra hơi. Từ năm 1959. Ông bị buộc thôi chức bộ trưởng bộ quốc phòng, tạm biệt cuộc đời mấy chục năm làm lính. Chuyển đến một môi trường bị giám sát đặc biệt vào mọi lúc, mọi hành động, từ một nguyên soái của nước CHND Trung Hoa, ông bỗng biến thành một người dân rất mực bình thường, lúc này ông 61 tuổi.

Trả lại bộ lễ phục nguyên soái mới toanh, vài bộ quân phục và rất nhiều huân chương. Ông chỉ giữ lại cho mình vài hòm sách, 1 bộ quần áo để thay giặt hàng ngày và đồ dùng cá nhân. Ngoài ra còn một số kỉ vật đặc biệt như: một súng ngắn ổ quay, một huân chương hồng tinh, một túi tài liệu lịch sử, 8 đồng tiền trợ cấp. Năm 1961, ông rời Bắc Kinh, về lại quê nhà họ Bành tại Ô Thạch, huyện Tương Đàm. Những ngày tháng đó từ sáng sớm đến chiều lặn đều có người đến thăm ông, phải có đến 2000 lượt người. Họ đã nói rõ sự tình việc phân phối lương thực từ 1958 đến năm 1960. Không cầm được lòng mình ông lần lượt rút từ 5 đồng, 10 đồng, 20 hoặc 30 đồng để giúp họ tạm thời vượt qua cơn hoạn nạn. Biết dù không đáng gì nhưng đó là lòng thành của ông.

Màn đêm buông xuống mọi người cũng về hết, mình ông trong nhà hết đứng lại ngồi, thấp thỏm không yên.

“Ở Bắc Kinh chỉ nghe cái này tốt, cái kia tốt, có người làm quan thì như ông trời không buồn xuống xem người dân sự tình ra sao?”

“Bây giờ có người không đủ cơm ăn nữa rồi. Chúng ta chẳng phải rất có lỗi với nhân dân hay sao”

“Nhiều người về chỉ báo cáo điều hay chứ không báo cáo điều dở. Về đợt này nhất định tôi phải báo cáo lên trung ương, tôi không sợ gì hết!”

Kiên quyết đi bộ, từ điều tra hằng ngày đến 30-45km, tự ghi lại những gì điều tra được. Ông viết được 5 báo cáo điều tra có sức mạnh to lớn. Năm 1965, qua Bắc Kinh nhận nhiệm vụ đến Thành Đô thị sát. Đã 67 tuổi, vẫn tiếp tục cống hiến cho đảng, đó là nguyện vọng của ông, nhưng theo chỉ thị của ĐCSTW, ông “không được tiếp xúc với thông tin, tình hình sxcn quân sự, tham gia hội nghị, tham quan công xưởng…” Và được phân phụ trách công tác… hậu cần về than và khí đốt. Năm 1966, đội Hồng Vệ Binh “Đông Phương Hồng” đến để “nắm” ông.

Năm 1967, ông bị “nắm” bởi đội Hồng Vệ Binh “Đông Phương Hồng” dẫn giải về Bắc Kinh trên chuyến tàu hỏa số 34. Về đến Bắc Kinh, tại đây ông bị giam giữ. Đội chiến đấu Hồng Vệ Binh liên tục đến “nói chuyện”, thần thái ngạo mạn, thô lỗ, hành vi hung hăng, nói vài câu đã chửi mắng hàng tràng. Tết nguyên đán năm 1967, dù đã 70 tuổi nhưng ông liên tục bị đấu tố, bức cung và chửi rủa bừa bãi. Phòng ở tối tăm, ẩm ướt, mùa đông lạnh không có đồ thay giặt. Căn bệnh viêm da từ thời chiến tranh Triều Tiên nay lại tái phát, toàn thân mưng mủ, lan đến tận ngực bụng. Bộ quần áo lót dính đầy máu mủ, tất thủng lỗ chỗ, quần bông rách lộ đầy bông trông thật đáng thương.

Cực chẳng đã, ông đành viết thư cho cháu gái Bành Mai Khôi nhờ “…cháu mang đến cho bác 2 chiếc quần đùi, quần lam, bộ quân phục đen, giầy vải, tất và ít tiền”. Lo lắng cho bác, Bành Mai Khôi vội vàng mang ít quần áo và hoa quả đến ngay nhưng không được vào thăm nên đành nhờ nhân viên giám sát chuyển hộ.

Thời tiết ấm dần lên, ông vẫn mặc bộ quần áo bông cũ nát, nhiều khi còn xin lính gác ít kim chỉ để khâu vá và than vãn: “Năm nay là đã 8 năm mình bị cách chức rồi, 8 năm này mình đã sống thật lãng phí “.

Từ tháng 7 ông liên tục bị tra khảo, đấu tố bởi các HVB thuộc “học viện hàng không Bắc Kinh”.

19 tháng 7 bị bắt phải khai rõ về các “Hành vi phạm tội chống đảng, chống chủ tịch Mao tại Lư Sơn”, âm mưu lập “vương quốc độc lập” tại Hoa Bắc thời kháng Nhật, “phản bội tổ quốc”…. chúng lao qua bàn hò hét, quây lại đấm đá túi bụi, ông bị dựng dậy rồi lại gục ngã mấy lần. Bị ép phải viết “thư nhận tội”, không thể đứng dậy, ông được đưa đến bệnh viện 267, qua chụp X Quang thấy “xương sườn số 5 bên phải bị gãy, xương sườn số 10 bên trái bị rạn, ngực trái có dấu hiệu tụ máu, ngực phải tổn thương nặng nề”

từ 26 tháng 7, bệnh nặng liệt giường nhưng ông vẫn bị dẫn giải lần lượt đến 10 địa điểm đấu tố khắp Bắc Kinh, 6 lần với sự tham gia của hơn 10 ngàn người, 7 lần bêu phố.

Không cam chịu nhục nhã, bao nhiêu lần bêu phố là bấy nhiêu lần ông ngẩng cao đầu, ưỡn thẳng ngực, kiêu ngạo nhìn kinh bị lũ Hồng Vệ Binh. Càng như vậy những tên đầu trâu mặt ngựa càng hung tợn hơn, đánh ông huỳnh huỵch, bao phen ngất lịm.

Chiều ngày 11 tháng 8 năm 1967, ông bắt gặp Phổ An Tú, vợ ông cũng đang bị giải đi đấu tố. Ông đã xa bà 2 năm, bị đày đọa như một tên tù, cả 2 đều bị trói giật khuỷu, mắt 2 người gặp nhau mà không thể nói với nhau một lời. 10 năm sau nhớ lại bà vẫn không kìm nổi tức giận, cái nhìn ngắn ngủi ấy là sự gặp gỡ cuối cùng của 2 vợ chồng họ.

Năm 1968, ông bị thẩm tra liên tục kiểu bánh xe, 7h tối đến 3h sáng, nhiều khi từ 2h30 phút đến 11h các HVB thay nhau tra khảo, gào thét từng trận một theo tinh thần “nắm lấy thời gian, đấu tố mạnh, thẩm vấn nhiều” đến khi ông mệt mỏi vô cùng, hoang mang cực độ mới thôi. Các thành viên tổ chuyên án thì thay nhau nghỉ ngơi, ăn uống còn ông thì không. Thực sự không chịu nổi nên ông đã nhiều lần ngất đi.

Mặc dù bị giày vò cực độ, ông vẫn giữ khí chất kiên cường, nhiều khi bất chấp hậu quả mắng bọn nhân viên tổ chuyên án:

“Các anh hãy bắn tôi chết đi, tôi chẳng sợ gì đâu”

“Tôi cứ ngoan cố đến vậy và sẽ ngoan cố đến cùng, tôi không thể đáp ứng được nhu cầu chủ quan của các anh, các anh sẽ không bao giờ đạt được mục đích đâu”

Cứ như vậy từ năm 1967 đến cuối năm 1971, ông bị thẩm vấn dã man và tàn khốc tổng cộng 150 lần. Đến mùa xuân 1972, ông bắt đầu đại tiện ra máu, bác sĩ không thể chữa được mới đưa đến bệnh viện giải phóng, từ đó đến cuối đời, năm 1974, ông không ra khỏi bệnh viện. Năm 1974, bệnh tình nguy kịch. Nhiều lúc đau quá co gập cả người lại lăn xuống thành giường ông vật nài y tá:

“Tiêm cho tôi một mũi để tôi chết đi cho rồi, tôi đau không chịu nổi nữa rồi”

Y tá chỉ đứng xa xa không dám lại gần.

Ông nói với lính gác: “Tôi ra lệnh cho cậu bắn cho tôi một phát, tôi thực sự không chịu nổi nữa”.

Lính gác cũng chẳng động đậy, vô thức sờ khẩu súng ngắn giắt lưng quần. Bao lần ra lệnh cho y tá tiêm để chữa bệnh cho cấp dưới nhưng giờ ông xin được tiêm một mũi để chết. Bao lần ra lệnh cho lính nhằm thẳng quân thù mà bắn nhưng giờ ông ông lại lệnh cho lính gác nhằm vào mình mà bắn. Sau bị liệt nửa người, không thể tự vệ sinh, các cháu ông mới được đến thăm vào ngày chủ nhật.

Mỗi lần gặp các cháu, ông đều cố gắng sức ngồi dậy, nói rất đau khổ: “Bác bị liệt rồi mà không thể chăm sóc cho bản thân, nhưng mà vụ án của bác vẫn chưa được điều tra rõ!”. Ông căn dặn: “Bác chết rồi hãy mang tro xương về quê chôn đưới đất, trên đó trồng một gốc cây, dù sao tro xương cũng làm được phân bón mà bác có thể đền đáp được cho đất đai quê hương, ân tình của mẹ cha xóm làng.” Đến tháng 7, ông đi vào hôn mê sâu nhưng trái tim vẫn đập rất quật cường. 29 tháng 7, thời tiết Bắc Kinh giá lạnh, gió mùa đông Bắc thổi rin rít, Bên trong phòng bệnh số 14, Bành Đức Hoài đã mất hết cảm giác, mồm mũi cùng bị chảy mái

14h52 trái tim vĩ đại đã ngừng đập mà không có một tiếng khóc của người thân, một nguyên soái vĩ đại đã có những đóng góp, công lao to lớn ra đi mà không một lời chia buồn của những đồng đội.

Bành Đức Hoài đã đi qua 76 mùa xuân huy hoàng và đau thương.

Sau khi ông chết, tổ chuyên án vội vã báo cáo lên trung ương: “Bành Đức Hoài là phần tử phản bội tổ quốc, đề nghị đổi tên thành Vương Xuyên, hỏa táng thi thể và chôn ở nghĩa trang công cộng.” Mấy hôm sau, trong phòng lưu trữ của nhà hỏa táng ngoại ô Thành Đô, Tứ Xuyên xuất hiện một hộp đượng tro xương bằng gỗ thô lậu, viết bằng sơn “số 273” và dán giấy ghi “Vương Xuyên, đàn ông”

Phải 4 năm sau, vào tháng 12 năm 1978 ông mới được minh oan, khôi phục danh dự và tổ chức lễ truy điệu.

Fact: Bành Đức Hoài (24/10/1898 – 29/11/1974) là một trong mười Nguyên soái quân đội  của  Giải Phóng quân Nhân dân Trung  HHoa. Với nhiều quân công chiến tích trong các trận chiến với quân phiệt Trung Hoa, đế quốc Nhật, Quốc dân đảng, và Hoa Kỳ cùng quân đội Liên Hiệp Quốc ở Triều Tiên. Đảm nhiệm chức vụ Phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng. Tuy nhiên do dám thẳng thắn chỉ trích lãnh tụ Mao Trạch Đông tại Hội nghị Lư Sơn vào tháng 7/1959 là “chưa thực sự cầu thị”, đồng thời gửi thư cho đích thân lãnh tụ Mao Trạch Đông rằng: 1. Chỉ đạo của Mao về sản xuất gang thép là “phiến diện nghiêm trọng”. 2. Thiết lập công xã nhân dân và bếp ăn tập thể cũng quá hấp tấp“chỉ muốn một bước lên chủ nghĩa cộng sản”, gây thiệt hại quốc dân. 3. Dung dưỡng thói phóng đại, thổi phồng những “kỳ tích tưởng tượng” lên mặt báo v.v…(thư gởi 14-7).

Mao đọc xong, cho in nhiều bản, phát rộng rãi đến tất cả các đại biểu để chuẩn bị “có ý kiến”, khuyến khích “nói thẳng, nói thật”. Sau hậu trường, Mao ngầm chỉ đạo sát phạt Bành nguyên soái, dựng lên tội “chống đảng, chống Mao” (16-7). Những người ủng hộ, lên tiếng bênh vực Bành nguyên soái thì bị quy kết là “tập đoàn phản đảng”. Từ đó Bành Đức Hoài bị tước quân tịch, phế truất chức vụ, giam lỏng tại gia.  Theo chỉ định của Mao, ngày 30-9-1959 Bành Đức Hoài phải rời khỏi nhà lầu Vĩnh Phúc ở Trung Nam Hải (nơi ông sống 7 năm) để chuyển về vườn nhà họ Ngô phía Tây thành phố Bắc Kinh. Trước lúc ra đi, Bành Đức Hoài phải “trả lại bộ lễ phục nguyên soái” cho Mao và Quân ủy trung ương – bỗng chốc trở thành thường dân tay trắng.

Đến thời “cách mạng văn hóa”, Bành Đức Hoài bị quy kết: “tên tư bản lớn nhất trong quân đội”, có hành vi “phạm tội chống đảng, chống Mao chủ tịch tại hội nghị Lư Sơn 1959” và âm mưu “tấn công bộ tư lệnh của giai cấp vô sản”. Từ “cáo trạng” trên, Tổ chuyên án do Giang Thanh và Khang Sinh (cố vấn đặc biệt của Giang Thanh) đề xuất nâng mức án cao hơn: “mãi mãi khai trừ khỏi đảng, phạt tù chung thân và tước bỏ mọi quyền lợi công dân suốt đời”. Vậy là ngay cả làm “dân thường” Bành nguyên soái cũng không được phép (La Nguyên Sinh – Giờ phút cuối cùng của 9 vị nguyên soái Trung Quốc, sđd. ở Kỳ 4, tr. 110). Ông không được tự do ngôn luận, cấm tự do đi lại và chết lặng lẽ cô độc, không một nấm mồ.

Sưu tầm.

——–

VVT: Kiểu đồng chí cao cấp, đồng đội chí cốt một thời đối xử với nhau như thế này ở các nước cộng sản nắm quyền (Liên Xô, TQ, Triều Tiên, Việt Nam, Cu Ba…) rất phổ biến.

Dễ hiểu vì sao tướng Giáp bị hạ nhục, vẫn nhũn như con chi chi.

Lại nhớ thập niên 1960 ở miền Bắc, hình Mao, Le Nin, Xtalin treo trang trọng khắp công sở, thậm chí cả nhà dân. Hu hu! Đến bây giờ, vẫn còn vô khối người ngu.

627050cookie-checkBÀNH ĐỨC HOÀI