HomeBLOGTâm lý người Việt (3): chuyện đi đám

Tâm lý người Việt (3): chuyện đi đám

Người ta đi đám để mừng nhau (có khi là để chia buồn – trường hợp đám ma). Gọi là “mừng” nhưng nó giống một nghĩa vụ hay một thủ tục nhiều hơn. Cách đây khoảng mươi năm về trước, phong trào “mời đám”, “đi đám” lan như một bệnh dịch (bây giờ có đỡ hơn không?). Có những người không quen thân gì nhau, nhưng chỉ vì do cùng làng hoặc tình cờ gặp một lần, cũng mời. Có những đám làm hàng trăm mâm cỗ, ế tới cả nửa. Nhiều người mời cỗ với tâm lý kinh doanh, tính xem lời lãi ra sao, nên đám gì cũng mời, đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật con cái…; người đi thì miễn cưỡng, nhưng cũng tặc lưỡi “coi như cho vay, sau mình có việc người ta trả lại”. Kiểu đám xá này có vẻ giống như vô phường ( hay chơi hụi ở miền Nam).
Cũng một phần vì cái lý do ấy mà tôi đã từng chứng kiến người ta “đòi nợ tiền đám” ngay giữa chợ. Vì quên, hoặc vì một lý do nào đó mà người kia không đi mừng tiền lại, có thể bị hỏi nợ ngay giữa đường giữa sá giữa chỗ đông người. Không ít vụ cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau vì việc có đi nhưng không có lại này. Người tế nhị hơn thì nhắn xa nhắn gần, đến tai thì bắt đầu một cuộc đôi chối. “Hôm đó tôi có đi, tôi ngồi bàn với ông A bà B”, thế là kéo đến nhà ông A bà B ấy để làm cho nhẽ! Sau đó là “cạch”!
Còn lắm thứ bi hài khác nữa. Trước đây (không biết bây giờ còn không) nhiều người còn có hẳn một cuốn sổ, ghi ai đi đám mình, mình đã đi đám những ai; khi được mời hoặc lúc nhà có việc thì giở sổ ra để lên danh sách. Rồi mừng ít mừng nhiều, “hồi đó tôi đi nó 200 ngàn, giờ nó đi lại có 100, bẩn tính!”. Rồi còn chuyện “đi vàng” nữa, cũng lắm thứ buồn cười. Vàng, đi 1 chỉ chẳng hạn, đi qua đi lại cũng 1 chỉ như nhau thôi nhưng giá thì khác, do thị trường, thế là than lỗ, là xì xào, là nhỏ to.
Trừ những trường hợp thân quý chân tình, việc đi đám ở nhiều nơi và với nhiều người, chính xác là “nợ miệng”, là “ăn miếng trả miếng”, có người còn gọi là “nợ đời”. Tôi thấy không có nhiều người đến mừng (tiền) cho nhau vì mừng thật trong lòng, họ đi vì trả nợ hoặc cho vay để khi có việc thì lấy lại. Đi đám như thế nên chuyện xì xào về “cỗ to cỗ nhỏ” cũng là một chủ đề đặc biệt. Đến nay, không còn đói khổ thiếu thốn chi nữa, nhưng nếu nhà nào mời đám mà không “mâm cao cỗ đầy” thì sẽ bị “chê cười”, bị đánh giá là keo kiệt, là “nhớp đời”, tiếng bình phẩm khắp thôn trên xóm dưới. Thế là cứ phải đầy ụ lên, một mâm thịt tràn trề. Thậm chí ăn không hết phân nửa, có những món dường như còn nguyên sau bữa cỗ, nhưng kệ, cứ phải to, vì nếu không sẽ bị “cả làng chửi”. Lãng phí ghê gớm.
Mời đám, đi đám, mừng đám…, nó phải xuất phát từ tình cảm chân thành và trong sáng. Anh mời người ta đến chia vui thì có thể đãi/ khao một bữa “ra trò” cơ mà, còn người đến thì có thể “chỉ có tấm lòng”, như thế không hay, không đẹp hơn sao? Có thì mời nhiều, không thì mời ít, một cái đám được tổ chức với sự quây quần của những người thân thiết, những mối quan hệ đẹp đẽ, chẳng phải sẽ ấm áp hơn ư, tại sao cứ phải “mời làng” và ăn miếng trả miếng mãi thế?
Tiếng là mời, là mừng nhưng nó trở thành một cái nợ đồng lần, dần biến thành một thứ hủ tục và sự giả dối. Từ lâu rồi, ngay cả khi còn đi dạy – tức là đang sống trong các mối quan hệ có tính xã giao rất nhiều, tôi cũng rất ít đi đám, nếu được mời thì chủ yếu gửi quà chứ không đến ăn cỗ. Riết rồi mọi người cũng quen, và…không thèm mời mình nữa. Đâm ra lại khỏe. Ngược lại, nếu có ai đó mình rất quý mà cưới hay có việc nhưng họ quên không mời, thì mình sẵn sàng đến chia vui mà không nề hà gì. Cái sự chân thành trong tình cảm mới đáng kể, còn thủ tục, lễ nghĩa, nhiệm vụ…thì thôi, dẹp cho lành.
Những cái vỏ ngôn từ như “tình làng nghĩa xóm”, như “đi lại với nhau”, như “ăn ở chu đáo”, nhiều khi nó chứa đựng bên trong không ít những giả dối và khắc nghiệt, thậm chí cả thói tật đáng xấu hổ nữa. Đối đãi với nhau mà cứ diễn như thế, rồi đến khi không bằng lòng thì “lộ nguyên hình” những tính toán nhỏ nhen, những động cơ và cư xử tầm thường. Cuộc sống (vật chất) đã thay đổi nhiều, ngày nay nên đến với nhau một cách vô tư và sống với nhau một cách chân thành vui vẻ. Cái đó mới là văn hóa cần giữ gìn và “phát huy”; còn những thứ giả hình kia, nên mạnh dạn dẹp bỏ, từ trong tâm lý của mỗi người.
Thái Hạo

3 COMMENTS

  1. Мультфильмы смотреть kinosklad.net

    Загляните на самый большой реальный склад лучших фильмов за всю жизнь кинематографа. Кино картины всегда привлекали людей, как только их начали создавать. Посмотреть можно было кинофильм ранее исключительно в специальных кинотеатрах, в настоящее время же всё гораздо проще. Смотри на смартфоне, планшете или выводи на тв у себя дома и смотри любимый фильм, устроив себе сеанс в абсолютно любое время.

    Запрос – [url=https://kinosklad.net/anime/]аниме онлайн смотреть бесплатно[/url] полный успех увидеть на сайте kinosklad.net в настоящий момент. Чтобы пользование сайтом было супер удобным, рекомендуем пройти авторизацию. Тогда у Вас будет свой аккаунт, где будут списки из просмотренных фильмов и многое другое.

    Если Вы сомневаетесь в просмотре конкретного фильма, можно всегда увидеть его трейлер. На веб портале kinosklad.net супер привычный и простой интерфейс, что не создаст проблем.

    Хотели найти [url=https://kinosklad.net/russkye_serialy/]смотреть бесплатно русские сериалы[/url] в сети интернет, это к нам. Кроме того на практически все фильмы гости нашего сайта написали свои комментарии, можете их посмотреть, а также написать свои. Желаем ярких картинок, идеального звука и интересных сюжетов.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here