Monday, December 23, 2024
HomePHÁP LUẬTVườn Rau Lộc Hưng có là đất công?

Vườn Rau Lộc Hưng có là đất công?

Vườn Rau Lộc Hưng

20 tháng 11, 2020

#VRLHĐể biện minh cho hành vi phá nhà, cướp đất của bà con Vườn Rau Lộc Hưng, nhà cầm quyền cộng sản lu loa cho rằng, bà con chiếm đất công, xây dựng trái phép.

1/ Đất công?

Trước hết, cần khẳng định Hiến pháp và pháp luật không có qui định về cái gọi là “đất công”.  Bộ luật Dân sự 2015 qui định về “tài sản công” là “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 197). Nếu hiểu như qui định này, thì toàn bộ đất đai của cả nước- theo qui định của Hiến pháp và Luật Đất đai- đều “thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” là tài sản công, là đất công?

Điều 10 Luật đất đai 2015 qui định phân loại đất là “căn cứ vào mục đích sử dụng”, để phân thành 3 loại: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó có phân loại “Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;”. Theo phân loại này, đất bà con Vườn Rau Lộc Hưng đang quản lý, sử dụng từ 65 năm qua không phải đất “sử dụng vào mục đích công cộng”, cũng không phải là “tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý, xây dựng … ” nên không phải là “đất công”. Đất Vườn Rau Lộc Hưng phải được phân loại là “đất trồng cây hàng năm…” (qui định tại điểm a khoản 1 điều 10); đất ở; hoặc đất phi nông nghiệp khác (điểm a và k khoản 2 điều 10)

Còn cách hiểu nôm na, “đất công” là đất mà nhà nước đang sử dụng hoặc đất hoang, thì khu đất Vườn Rau Lộc Hưng bà con (tư nhân) đang sử dụng càng không phải là đất công. 

2/ Khu đất bị nhà nước quản lý theo Quyết định 111/CP năm 1977?

Một cơ sở pháp lý mà nhà cầm quyền đưa ra, bị Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn cho rằng “Ai có công tâm đều nhận thấy…  vô cùng gượng ép…” là khoản 1 Phần IV Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977  Ban hành chính sách quản lý và cải tạo XHCN đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị và các tỉnh phía Nam (sau này, sửa đổi tên gọi, bỏ 2 chữ “cho thuê” theo Quyết định 305/CP ngày 17/11/1977). Quyết định này có một khoản 2 Phần IV “cướp” không toàn bộ nhà- đất của các sỹ quan, cảnh sát… VNCH (thường được gọi là Diện 2.IV). 

Theo đó, khoản 1 Phần IV, và sau này Mục A của Thông tri số 410/TTg ngày 17/11/1977 của Phủ Thủ tướng (Thông tri được đánh dấu MẬT) cũng lập lại, qui định: “Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền Mỹ- ngụy quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân thuộc ngụy quân, ngụy quyền và các tổ chức, đảng phái phản động sử dụng nay đều là tài sản công cộng, do nhà nước trực tiếp quản lý”.

“Vô cùng gượng ép” vì không có chứng cứ pháp lý và thực tế nào cho thấy khu đất bà con Vườn Rau Lộc Hưng là do chính quyền VNCH trước ngày 30/4/1975, kể cả nhà cầm quyền cộng sản sau này quản lý như Văn bản số I.83.2007.285 đề ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn đã khẳng định.

Trái lại bà con có đủ chứng cứ xác định đã sử dụng liên tục, ổn định từ năm 1954 đến ngày nay. Mà theo qui định Hiến pháp và Luật đất đai, không xem xét đến nguồn gốc, đều qui định: Người đang sử dụng đất ổn định, lâu dài thì được công nhận QSD đất.

Cụ thể, Hiến pháp 1980 qui định “người đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật” (Điều 20). “Người đang sử dụng đất đai hợp pháp được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này” (Điều 1 Luật Đất đai 1987). “Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (Khoản 1 Điều 2 Luật đất đai 1993). Đến Luật Đất đai 2003 qui định “không có giấy tờ, nhưng đã sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (tức ngày1/7/2004) … “  thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ Khoản 6 Điều 50).

Những “người công tâm” khác cũng đặt câu hỏi, ngoài những nhà- đất chiếm được chia nhau, sau ngày 30/4/1975  tại sao cũng là đất công, thậm chí đất quân đội, đất quốc phòng…  được “xẻ”, “chia”, “hóa giá” cho cán bộ mới vào Sài Gòn sau 1975 làm nhà ở, làm sân golf, cơ sở kinh doanh thương mại… bán đi bán lại kiếm tiền như các khu đất hình thành ở các trục đường quanh Bộ Tổng Tham mưu VNCH, Sân bay Tân Sơn Nhất, …Mà khu đất của dân nghèo sử dụng hơn 65 năm qua,Vườn Rau Lộc Hưng, không có căn cứ “đất công” lại quyết bị cướp chiếm. Do bị phân biệt đối xử, vì chỉ là Dân; hay do túi tham của nhóm lợi ích, của quan cộng sản là không đáy?

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular