Saturday, December 14, 2024
HomeBLOGMột Người Mỹ Mà Tôi Tôn Kính

Một Người Mỹ Mà Tôi Tôn Kính

The New Viet

Trong chuyến đi dài 12 ngày qua nhiều Tiểu bang vào đầu tháng 2 năm 2020, cùng nhóm doanh nhân trẻ 2030, khi chúng tôi lái xe qua Tiểu bang Arizona, tôi đã chia sẻ với nhóm đồng hành của mình một thần tượng của tôi đã sống ở đó, cố Thượng nghị sĩ John McCain. Ông là người Mỹ làm được nhiều nhất cho Việt Nam, và chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim của nhiều người Việt trong và ngoài nước. Chúa đã rước ông về ngày này, hai năm về trước.

Khi tôi nghĩ về một người Mỹ chân chính, tôi nghĩ về một người có cách cư xử tốt, đạo đức tốt, tính chính trực, trung thực, dũng cảm, nhân ái, rộng lượng và công bằng. Những người như thế chính là những người xây dựng lên nước Mỹ chúng ta được thừa hưởng hiện nay. Mặc dù họ không hoàn hảo cũng như nước Mỹ không hoàn hảo, họ có đủ tư cách và khả năng để xây dựng nước Mỹ thành một liên minh hoàn hảo và đoàn kết hơn. Đó là lý do tại sao Mỹ, mặc dù gần đây đã lu mờ, vẫn là ngọn hải đăng mà thế giới đều nhìn lên, hy vọng cho những điều tốt đẹp và công băng.

Ông John McCain là tiêu biểu xuất sắc của những người Mỹ như vậy.

Sinh trong một dòng họ có truyền thống Hải Quân, ông John McCain tốt nghiệp Học Viện Hải Quân nổi tiếng của Hoa Kỳ, rồi thành phi công Hải quân. Máy bay ông bị bắn rớt trong khi thi hành nhiệm vụ trên bầu trời Hà Nội vào năm 1967, và ông bị thương nặng. Ông đã bị giam cầm và tra tấn trong suốt 5 năm rưỡi. Vì cha của ông là chỉ huy trưởng của tất cả các lực lượng Hoa Kỳ ở Việt Nam, Bắc Việt Nam đề nghị thả ông sớm nhằm hỗ trợ tuyên truyền của họ, nhưng ông từ chối. Điều đó khiến ông ta bị đánh đập dã man hơn, đến độ ông đã sửa soạn kết liễu mạng sống.

Phi công Hải quân Hoa Kỳ John McCain (trước, phải) – Library Of Congress/AP
Ông John McCain trong một bệnh viện Hà Nội thời Chiến tranh Việt Nam (tháng 11-1967). Ảnh Handout/Getty Images
Ông John McCain vào ngày được trả tự do và được đưa ra phi trường Gia Lâm, 14-3-1973 (Horst Faas/AP)

Sau này thay vì hận thù, ông đã bỏ qua hết, và trở thành người Mỹ có tác động mạnh nhất đến người Việt Nam trong và ngoài nước. Sau tháng năm, 1975, Việt Nam và Mỹ là kẻ thù trong mọi khía cạnh. Việt Nam bị cấm vận toàn diện. Khi McCain được bầu vào Quốc hội năm 1982 với tư cách là một đảng viên Cộng hòa Arizona, ông nhanh chóng bắt tay vào việc thiết lập mối quan hệ của Hoa Kỳ thông qua Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội. Vì vết thương lòng vẫn còn mới sau chiến tranh Việt Nam, ông đã bị công kích kịch liệt nhưng ông vẫn kiên trì.

Sau khi được bầu làm Thượng nghị sĩ, ông hợp tác với các Thượng nghị sĩ từng là cựu chiến binh Việt Nam: John Kerry, Chuck Hagel và Bob Kerrey để tạo thành cuộc đối thoại cấp quốc gia về bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Một mặt, ông thuyết phục chính phủ Việt Nam đóng các “trại cải tạo”. Mặt khác, ông làm việc không mệt mỏi với các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ để làm dịu lập trường của họ đối với Việt Nam.

Kết quả là lệnh cấm vận Việt Nam được dỡ bỏ vào năm 1994. Sự kiện này đã thực sự biến đổi kinh tế, cơ hội làm giàu, và mức sống của người dân bình thường của Việt Nam. Tổng thống Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1995. Nó đã làm nền móng phát triển cho nhiều tập đoàn Hoa Kỳ hiện nay, và mở cánh cửa du học cho nhiều bạn trẻ Việt Nam. Hệ thống Tư bản sơ khởi của Việt Nam được xây dựng. Cuộc sống vật chất khác hẳn 20 năm đầu sau 1975 chúng ta có, bắt nguồn từ những sự kiện này.

Ông John McCain thăm khu trục hạm USS John S. McCain (DDG 56) tại Cam Ranh ngày 2-6-2017 (pacom.mil)

McCain tăng cường mối quan hệ giáo dục giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, thông qua việc kết nối các trường Đại học Hoa Kỳ với các cơ sở của Việt Nam, giúp tạo ra các chương trình giáo dục, sau đó thúc đẩy chính phủ Mỹ tài trợ cho những chương trình này. Đại học Fulbright Việt Nam, một trường đại học đang đi đầu trong vấn đề cởi mở cách dạy và ý tưởng, là một trong những thành quả rõ ràng của nỗ lực đó. Ông Thomas J. Vallely, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đại học Fulbright, cho biết: “Đại học Fulbright gói gọn nhiều điều mà John McCain đã tin vào. Nó là tiêu biểu cho ý tưởng về một xã hội cởi mở và tập hợp các ý tưởng thoáng mà không cần phải giống hệt như Hoa Kỳ”.

Ông John McCain trong một chuyến kinh lý Việt Nam sau 1975 (hks.harvard.edu)
Bà Mai Tran, một người Mỹ gốc Việt, bày tỏ tình cảm tiếc thương trong lễ truy điệu ông John McCain tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội ngày 27-8-2018 (Reuters)

Nhờ có quan hệ với chính phủ Việt Nam, ông đã có thể gặp gỡ và hỗ trợ những nhân vật bất đồng chính kiến ​​ở Việt Nam. Ông chịu trách nhiệm về việc trả tự do cho nhiều người tù lương tâm trong đó có luật sư Lê Quốc Quân. Nhiều người Mỹ gốc Việt có mặt ở Mỹ ngày hôm nay nguyên nhân vì ông John McCain. Ông đã thúc đẩy một Chương Trình Nhân đạo với chính phủ Việt Nam mà chúng ta thường nghe – chương trình HO – để cho phép các sĩ quan và binh lính miền Nam Việt Nam, những người bị cầm tù lâu, và các thành viên trong gia đình của họ được tái định cư ở Mỹ. Ông đã đệ trình để sửa đổi cho họ được cấp đặc quyền tị nạn, thay vì nhập cư, được nhiều giúp đỡ xã hội hơn. Ông tiếp tục là một người bạn trung thành của người Việt Nam cho đến ngày ông mất. Tôi hy vọng, một ngày nào đó, đường phố Việt Nam sẽ có tên ông.

Đối với người Mỹ, ông là một anh hùng của toàn nước Mỹ và là một ít chính trị gia hiếm hoi đặt đất nước lên trên đảng của mình, đặt tư cách danh dự trên tất cả. Nhiều triệu người đã cảm ơn ông vì bảo hiểm sức khỏe Affordable Care Acts mà họ có ngày hôm nay. Tình bạn trọn đời của ông với đối thủ chính trị của mình thực là một tính cách đặc biệt của truyền thống Mỹ, đang bị tàn phá trong vài năm qua.

Ông John McCain và ông Joe Biden trong video “A unlikely friendship” (Democratic National Convention/YouTube)

Video của vợ ông John McCain, Cindy McCain, kể về “Tình bạn hiếm hoi” và ái mộ về tư cách của nhau, giữa ông John McCain, một lãnh đạo lâu năm của đảng Cộng Hoà, với ông Joe Biden, một chính trị gia đối lập, lâu năm của đảng Dân Chủ, là một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta rằng: Cho dù chúng ta có thể có tư tưởng đối lập, miễn là chúng ta đồng ý với mục tiêu trở thành người Mỹ lý tưởng, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, chúng ta sẽ có thể đồng ý về một số vấn đề, nếu chúng ta lắng nghe, thấu hiểu và nhường một chút.

Nam California 2020-08-25

*****

The American I Love

On our 12 day caravan trip going through multiple States in early February, 2020, we drove across Arizona, I shared with the 2030 group, a young entrepreneur group, a personal hero of mine who lived here, the late Senator John McCain. He is undoubtedly the most positively impactful American to Vietnam, and uniquely occupied in the hearts of many Vietnamese inside and outside Vietnam. His God took him home on this date, 2 years ago.

When I think about a true American, I think about a person with good culture, high integrity, high moral, honesty, courage, compassion, generosity, and absolute fairness. People like those are the ones who have built the fabric of the America we come to know. They are not perfect just as America is not perfect. But they, with their characters, continue to build America to a more perfect and unified union. That is the reason why America, although dimmed in the near term,  stayed the beacon everyone looked up to for justice and goodness.

John McCain was the epitome of such Americans.

Born into a family with navy’s tradition, John McCain graduated from the famous Naval Academy then joined the Navy as pilot. His airplane was shot down while in 1967 from the sky of Hanoi, North Vietnam. He was badly injured and captured. He was imprisoned and severely tortured for five and a half years. Since his father was the commander of all US forces in Vietnam, North Vietnam offered him early release to prop up their propaganda, but he refused. That got him into more brutal beatings to the point he prepared to terminate his own life.

After the release, instead of hatred, he embraced the Vietnamese and became the most impactful American to the Vietnamese both in the country and outside of the country. After May 1975, the USA and Vietnam were adversaries. The US placed a complete embargo on Vietnam. Once McCain was elected to congress in 1982 as an Arizona Republican, he quickly went to work to establish US interest through the French Embassy in Hanoi. Since the country was still fresh from the Vietnam War wound, he was widely attacked for the idea but he was persistent. Once he was elected as Senator, he teamed up with fellow Vietnam veterans Senators: John Kerry, Chuck Hagel, and Bob Kerrey to shape the national conversation over normalizing relations with Vietnam. On one hand, he convinced the Vietnam government to shut down “re-education camps”. On the other hand, he tirelessly worked with American political leaders to soften their stance on Vietnam.

As a result, the Vietnam embargo was lifted in 1994 literally transforming Vietnam’s economic growth, opportunities, and living standard for ordinary people in Viet Nam. President Bill Clinton normalized relations with Vietnam in 1995. It created the foundations  for many large Vietnamese corporations today, and  opened the floodgate for  Vietnamese students admitted to the US. The basis of the Vietnamese Capitalist system was formed. The comfort we take for comfort in Vietnam today can be traced back to those beginning times.

McCain went on to strengthen the educational ties between the US and Vietnam, through connecting American Universities with Vietnam’s institutions, helping to create educational  programs, then pushing legislation to fund these programs. The vibrant Fulbright University in Vietnam is one visible fruit of that effort. Mr Thomas J. Vallely, Chairman of Governing Board of Fulbright university, said: “Fulbright University encapsulates many of the things that John McCain stood for, It represents the idea of an open society and an open set of ideas without having to say you need to be exactly like the United States.”

Thanks to his clouts with the government of Vietnam, he was able to meet and provide support to Vietnam’s political dissidents. He was responsible for the release of many of them including attorney Le Quoc Quan.

Many Vietnamese Americans owe Mr. John McCain for the reason they are in America today.  He pushed a Humanitarian Operation with the Vietnamese government to allow the South Vietnamese officers and soldiers, who were badly imprisoned, and their family members to be resettled in the US. He crafted the amendment to provide refugee status for those to receive special privilege.  He continued to be a great friend of Vietnamese until the day he died. Someday, I hope, the street of Vietnam will have his name.

For the Americans, he is an all American hero and a rare breed of politician who placed his country above his party, integrity above all. Millions of people have him to thank for the Affordable Care they have today, for his courageous act of saving it from being killed. His lifetime friendship with his political opponent is  truly an American character that had been fading rapidly over the last few years.

This “Unlikely Friendship” video, as told by Cindy McCain, John McCain’s wife,  depicting the friendship and mutual admiration of each other’s integrity, between John McCain, legendary Republican leader and Joe Biden, his opponent, a long lasting Democratic leader, is a reminder for all of us that even we may be on opposing ideological spectrum, as long as we agree that we strive to become a true American,  agree that the goal is a better world for all, we should be able to agree on something, if we listen, understand, and compromise.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular