Trang Nguyen
Chung con có nhiều kẻ thù, tuy nhiên các thế lực đang hợp sức đánh ông ta hiện nay nổi lên 4 nhóm.
– Nhóm Ban nội chính của Phan Đình Trạc.
– Nhóm Tư Sang.
– Nhóm Nghệ Tĩnh.
– Nhóm Bộ công an.
Dù 4 nhóm tấn công Nguyễn Đức Chung, nhưng về cơ bản là 2 phe: phe Nghệ Tĩnh và Phe Bộ Công An.
Tư Sang và Phan Đình Trạc dùng các nguồn lực, sức ảnh hưởng từ vị trí của mình để đánh Nguyễn Đức Chung. Nhưng thực chất hai thế lực này nằm trong phe Nghệ Tĩnh – một thế lực khủng nhất trong bộ máy chính trị hiện nay. Trương Tấn Sang ở Long An, nhưng vốn quê gốc ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Trong khi đó, phe Bộ Công An dưới ngọn cờ của Tô Lâm và Nguyễn Duy Ngọc thì có nhiều ân oán với Chung con thời làm tướng công an.
Các phe hợp sức đánh Nguyễn Đức Chung chí tử nhằm tạo ảnh hưởng đến việc sắp xếp nhân sự cho Đại hội 13.
Trong phiên bỏ phiếu sơ bộ tại Hội nghị Trung Ương 12 hồi 5/2020, Nguyễn Đức Chung có số tín nhiệm cực cao vào Bộ Chính Trị, mà cái đích nhắm tới là Bộ trưởng Bộ Công An.
Phe Nghệ Tĩnh muốn Phan Đình Trạc giữ vị trí quyền lực này, trong khi đó các tướng lĩnh Bộ Công An thì không muốn Chung con ngồi lên đầu. Điển hình là tướng Ngọc, nếu Chung về làm bộ trưởng thì xem như sự nghiệp chính trị của Ngọc chấm dứt.
Chính vì tương lai chính trị của Chung con quá sáng lạng, thế nên sau Hội nghị Trung Ương 12, các phe mới hợp sức đánh dữ dội để hạ bằng được Chung. Đòn chí tử là bắt Thư ký và lái xe của Chủ tịch Chung.
Cuộc thanh trừng này không mang dấu ấn của Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên ông Trọng đồng ý về mặt chủ trương và bật đèn xanh cho phe Nghệ Tĩnh thịt Chung con.
Một điều rất buồn cười về ông Nguyễn Phú Trọng, đó là mặc dù sinh ra ở Hà Nội, được ví như “sĩ phu Bắc Hà”, thế nhưng những lúc đỉnh cao sự nghiệp chính trị, ông ta lại “Nghệ Tĩnh hoá” bộ máy lãnh đạo.
Thời ông Trọng nắm quyền, phe Nghệ Tĩnh nổi như cồn với số lượng uỷ viên trung ương, tướng tá áp đảo. Lý do chính là Nguyễn Phú Trọng quá tin tưởng ông cố vấn đầy quyền lực Hồ Mẫu Ngoặt, quê gốc Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Nhiều người cho rằng Chung con phải trả giá vì có sân sau Nhật Cường, vụ sông Tô Lịch, nước sông Đuống. Thực chất nhận định như vậy có lẽ là do ít hiểu về cách vận hành của bộ máy chính trị tại VN.
Chung con hẳn nhiên có sai phạm, tuy nhiên nếu chú ý sẽ thấy rằng những sai phạm của ông ta là điển hình của tuyệt đại đa số lãnh đạo VN hiện nay. Nếu Chung bị khởi tố thì những kẻ như Nguyễn Nhân Chiến – Bắc Ninh, Triệu Tài Vinh – Hà Giang, Trà Quý – Yên Bái,… cần bị đưa lên đoạn đầu đài. Nhưng không, những kẻ này bình an vô sự, nghiễm nhiên đứng cạnh “chủ lò” Nguyễn Phú Trọng.
Hệ thống chính trị này có kẻ nào thăng tiến mà không có sân sau, không đút lót, nhận hối lộ? Thậm chí ông Thủ Tướng Phúc phải cay đắng thừa nhận “Có ông 14-15 cái sân sau, tôi biết hết!”.
Nên gọi đúng tên cú ngã ngựa của Nguyễn Đức Chung là cuộc thanh trừng nội bộ, là chiến thắng ngoạn mục của phe Nghệ Tĩnh, đừng nhân danh động cơ cao đẹp là chống tham nhũng.