Saturday, December 14, 2024
HomeBIỂN ĐÔNGTham vọng thống trị thế giới của chế độ Trung Cộng: Những...

Tham vọng thống trị thế giới của chế độ Trung Cộng: Những kế hoạch lớn

THIÊN THẢO ‘S BLOG

You can’t change the truth, but the truth can change you

Cách tiếp cận mâu thuẫn của chế độ cộng sản Trung Quốc đối với việc thống trị internet, công nghệ và thương mại toàn cầu sẽ báo động cho phương Tây. Liệu rằng có ai chú ý?

Kiến thức, như câu châm ngôn đã nói, là sức mạnh. Trong thời đại kỹ thuật số, kiến thức được lưu trữ dưới dạng dữ liệu trên mạng và trong đám mây điện toán và được truyền qua cơ sở hạ tầng mạng. Đi đầu thế giới về công nghệ kỹ thuật số và trộm cắp công nghệ số, mục tiêu của Trung Quốc là trở thành người gác cổng tất cả dữ liệu của thế giới và là kẻ thống trị của không gian mạng. Nói tóm lại, mục tiêu của Trung Quốc là thống trị thế giới.

Kiểm soát dữ liệu và dữ liệu đó sống ở đâu chính là một phần lớn của bức tranh đó.

Chủ quyền mạng qua Internet quốc gia

Liên quan đến việc giành quyền kiểm soát toàn cầu đối với không gian mạng, một phần quan trọng của kế hoạch đó có thể được tìm thấy trong mục tiêu ngắn hạn của Trung Quốc là “chủ quyền không gian mạng” (cyber sovereignty). Chủ quyền này ​​về cơ bản là một “mạng internet quốc gia” Internet quốc gia của Trung Quốc là thứ mà ở đó, mọi thông tin được đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) duy trì và kiểm soát. Điều này được thực hiện thông qua Cơ quan Quản lý Không gian mạng của Trung Quốc (CAC), một cơ quan chính phủ được thành lập vào năm 2014.

Mục đích là để kiểm soát chặt chẽ những loại thông tin vào Trung Quốc qua internet. Hậu quả tối thiểu của bất kỳ trang web nào tổ chức các cuộc thảo luận hoặc tài liệu tham khảo về lịch sử, quân sự, quan hệ quốc tế và nội dung khác tiềm tàng mối đe dọa [đến ĐCSTQ] là bị chặn lại . Nói cách khác, hình phạt khắc nghiệt hơn cũng có thể xảy ra.

Để thực thi internet quốc gia của mình, Trung Quốc ra lệnh rằng các công ty nước ngoài phải chặn các mạng riêng ảo (VPNs) có thể được sử dụng để vượt vòng kiểm duyệt chính thức. Mã hóa và các hình thức bảo vệ quyền riêng tư khác đều bị cấm. Điều này bao gồm cả các công ty công nghệ và internet lớn nhất trên thế giới, đến cả GoogleApple.

Hơn nữa, tất cả các công ty tư nhân hoạt động tại Trung Quốc phải lưu trữ dữ liệu của họ tại Trung Quốc và để giới chức trách nước này truy cập được. Các công ty hoặc cá nhân tại Trung Quốc mà vi phạm các chính sách đó sẽ bị trừng phạt bằng nhiều cách khác nhau, từ phạt tiền đến phạt tù.

Xóa bỏ sự nhờ cậy vào công nghệ nước ngoài

Kế hoạch cai trị không gian mạng trong tương lai gần của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào việc loại bỏ sự phụ thuộc của họ vào các công ty công nghệ nước ngoài. Đó là một lý do lớn cho chương trình “Made In China 2025 (MIC2025)” (tạm dịch Sản Xuất Tại Trung Quốc 2025). Hiện tại, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các công ty nước ngoài về các nhu cầu quan trọng như vi mạch, thiết bị mạng, đổi mới xử lý và các công nghệ chiến lược khác. Như vậy, Trung Quốc rất dễ bị gián đoạn nguồn cung.

Report this ad

Việc gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ZTE gần như đóng cửa gần đây do vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran là một ví dụ điển hình. Sự phụ thuộc của ZTE vào các vi mạch do Mỹ sản xuất đã cho phép Mỹ loại bỏ ZTE chỉ với một quyết định của chính quyền Trump. Quyết định từ chối cung cấp các vi mạch cần thiết cũng như khoản tiền phạt 1 tỷ USD không nhân nhượng đã gửi một thông điệp tới ZTE và các bậc thầy Trung Quốc của nó rằng Mỹ đang có cái nhìn rất nghiêm khắc về hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc.

Điều này, tất nhiên, đã làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức sâu sắc về các những điểm yếu của mình. Chỉ cần ký một tài liệu, Mỹ đã có thể đóng cửa một trong những công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc bằng cách từ chối cung cấp các bộ phận, thiết bị do Mỹ sản xuất và gần như xóa bỏ 75.000 việc làm. Điểm yếu đó chính xác là những gì mà MIC2025 được thiết kế để khắc phục. Đó là lý do tại sao Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp vi mạch của riêng mình với khoản đầu tư 150 tỷ USD cho sự mở rộng nhanh chóng và các năng lực tiên tiến. Mục tiêu 40% số vi mạch được sử dụng ở Trung Quốc là được sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2020 và 60% vào năm 2025.

Mặt tối của những sản phẩm “Made in China 2025”

china-us-cybercrime-700x420

Nhưng kế hoạch của Trung Quốc không chỉ bắt đầu và kết thúc ở đó. Các mục tiêu dài hạn đi xa hơn nhiều so với những gì chương trình Made in China 2025 (MIC2025) đặt ra ở bề mặt. Kế hoạch MIC2025 chỉ là một bước trung gian. Ngoài mục tiêu không phụ thuộc hoặc ngay cả không sử dụng công nghệ nước ngoài, MIC2025 còn có một mặt đen tối hơn nhiều.

Người Trung Quốc không chỉ tìm cách thay thế công nghệ nước ngoài và đặc biệt là cơ sở hạ tầng dữ liệu – mạng bằng công nghệ do Trung Quốc sản xuất và sở hữu, mà kế hoạch của họ còn phải loại bỏ hoàn toàn các đối thủ nước ngoài ra khỏi cuộc chơi thương mại. Nói cách khác, họ muốn có sức mạnh để phá vỡ và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của những quốc gia mà ngày nay có quyền lực đối với Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, thương mại được xem là một trò chơi có tổng bằng không liên quan đến việc tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh.

Report this ad

Họ đang tiến trên con đường đạt được phần đầu tiên của kế hoạch này. Trở thành một siêu cường không gian mạng (cyber superpower) là một phần trong mục tiêu dài hạn, đó là hoàn thành phần thứ hai của Trung Quốc – phần này cũng sẽ liên quan đến việc Trung Quốc thống trị cả thế giới kỹ thuật số và thế giới khoa học tự nhiên.

Trung Quốc muốn trở thành một siêu cường mạng

Một trong những lý do chính khiến Trung Quốc được định vào vị trí thống trị kỹ thuật số là vì Mỹ đã cho phép điều đó xảy ra. Mỹ đã nhượng lại quyền lãnh đạo không gian mạng cho Trung Quốc đơn giản chỉ bằng cách từ chối cam kết tiền và tài nguyên đầu tư vào không gian mạng. Thêm dầu vào lửa, chính quyền Obama đã thất bại trong việc kiểm soát cơ sở hạ tầng internet vốn trong tay người Mỹ. Hơn 40 năm lãnh đạo công nghệ đã bị Barack Obama trao lại cho người Trung Quốc một cách dễ dàng.

Trong khi đó, Trung Quốc đã hướng chính sách quốc gia tới tham vọng vị trí hàng đầu về kỹ thuật số. Và như đã lưu ý, Tập Cận Bình có kế hoạch đưa Trung Quốc trở thành nước đi đầu không có đối thủ về công nghệ số và an ninh mạng. Nhưng kế hoạch này còn vượt xa công nghệ và kỹ năng không gian mạng. Nó thực sự là một cách tiếp cận đa diện của Trung Quốc trong việc tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Mỹ và các quốc gia khác trong lĩnh vực không gian mạng với những hậu quả trong thế giới thực.

Một chiến lược địa chính trị mới – chiến tranh mạng

Chiến tranh mạng là chiến tranh kinh tế, chính trị và công nghệ diễn ra cùng lúc trên một chiến trường – một trận chiến kỹ thuật số – có ảnh hưởng đến tất cả các mặt trận khác. Trong một thế giới tự chuyển đổi mình sang công nghệ dựa trên kỹ thuật số một cách nhanh chóng, thì việc kiểm soát trao đổi dữ liệu và thông tin toàn cầu là một cách thức mới mẻ và hiệu quả cao để đạt được lợi thế so với các đối thủ của bạn. Cho đến nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất tiến hành cuộc chiến này theo cách có chủ ý và chiến lược. Họ đã nhận ra những chiến thắng lớn về dữ liệu và đánh cắp công nghệ tiên tiến từ các công ty tư nhân, các đối tác và thậm chí cả mạng lưới quốc phòng của Mỹ.

Nhưng những chiến thắng này chỉ là khởi đầu. Các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc có sứ mệnh nhắm vào công nghệ đã tìm thấy nơi sinh sống trong các trung tâm công nghệ khắp thế giới, bao gồm Thung lũng Silicon, để có được quyền truy cập vào công nghệ thông tin, phương tiện từ xa, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây mà mình cần để đáp ứng các mục tiêu dài hạn của Trung Quốc.

Chiến lược sức mạnh mạng lưới to lớn ”của Tập

Trong khi đó, các máy chủ, điện thoại thông minh và phần cứng công nghệ khác do Trung Quốc sản xuất thường được thiết kế sao cho có thể thu thập và đánh cắp dữ liệu từ người dùng một cách dễ dàng, bằng cách chỉ cần gửi tất cả dữ liệu về Trung Quốc qua một mạng lưới máy tính do Trung Quốc sản xuất. Chính ý tưởng về khả năng như vậy là gây kinh ngạc. Chưa hết, ý tưởng lớn của Tập Cận Bình là sẽ kết hợp tất cả các hệ thống này lại với nhau trong một chiến lược sức mạnh to lớn.

Chiến lược lớn này chỉ đơn giản là dành cho Trung Quốc, đó là, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải trở thành nguồn dữ liệu và giao dịch lớn nhất thế giới để kiểm soát phần còn lại của thế giới. Thuế quan của Tổng thống Trump đã khiến người Trung Quốc suy nghĩ lại và những lời phàn nàn từ châu Âu chắc chắn Bắc Kinh đã lắng nghe, nhưng liệu họ có thực sự trì hoãn các khía cạnh của kế hoạch MIC2025 để đối phó với chiến tranh thương mại Mỹ – Trung? Hay ĐCSTQ sẽ chỉ thay đổi mức độ công khai những gì đang làm?

Xét đến hành vi trong quá khứ của ĐCSTQ, quay trở lại với việc chế độ này phá vỡ lời hứa mở cửa thị trường cho phương Tây vào năm 2000, thì khả năng lời hứa hẹn của Trung Quốc để trì hoãn hoặc thu hẹp tham vọng chủ yếu sẽ là những điều chỉnh nhỏ xung quanh các ngưỡng này. Điều đó có nghĩa là thế giới phải hành động để ngự trị ở Trung Quốc. Các quốc gia tự do trên thế giới phải quyết định loại tương lai nào họ muốn.

Họ sẽ chiến đấu để giữ gìn trật tự quốc tế tự do và cởi mở, hay họ sẽ đầu hàng trước một thế giới Trung Quốc là trung tâm dựa trên sự áp bức và tàn bạo của ĐCSTQ?

Thiên Thảo’s Blog biên dịch bài viết China’s Big Plans to Rule the World của tác giả James Gorrie được đăng tải trên The Epoch Times. Ông là một cây bút sống tại Texas và là tác giả của cuốn sách “The China Crisis” (tạm dịch Cuộc khủng hoảng Trung Quốc). 

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả James Gorrie và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular