Nguyễn Thanh Trúc
Từ chiều 3/12, nhiều tài xế khi qua trạm thu phí BOT An Sương – An Lạc trên Quốc lộ 1, địa phận quận Bình Tân, TP.HCM cho rằng, chủ đầu tư – Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO đã thu phí quá hạn 31 tháng nên không trả tiền phí qua trạm.
Theo nội dung hợp đồng giữa Bộ GTVT với Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO cho thấy thời gian bắt đầu thu phí của trạm BOT An Sương – An Lạc từ tháng 4/2004. Thời gian thu phí kéo dài 145 tháng, đến nay thời hạn thu phí đã quá 31 tháng, nhưng BOT vẫn không dỡ trạm, tiếp tục thu phí.
Về dự án BOT An Sương – An Lạc, năm 2017, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có những kết luận về việc thu phí kéo dài, việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án khả thi của Bộ GTVT chưa đầy đủ, thiếu chính xác, trong đó phê duyệt tăng sai tổng mức đầu tư (chi phí dự phòng) gần 17,7 tỷ đồng. Điều này là vi phạm quy định tại Thông tư số 09/2000/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí công trình.
Thanh tra CP khẳng định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của dự án là UBND TP.HCM, Bộ GTVT, trực tiếp là các cơ quan tham mưu còn thiếu trách nhiệm trong công việc, chưa thực hiện hết nhiệm vụ được giao trong việc thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng; Nhà đầu tư thiếu trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện dự án…
Lẽ ra, việc thu phí BOT đoạn An Sương – An Lạc đã kết thúc vào ngày 31-1-2017 nhưng sau đó, dư luận mới biết là thu tới năm 2033 do giai đoạn 2 của dự án xây dựng thêm 4 cây cầu. 4 cây cầu vượt không phải bắc qua sông, ngốn 2000 tỉ đồng. Không đi cầu vượt, cũng phải đóng tiền. Đi 1/2 tuyến đường dặm vá, cũng phải đóng tiền…
Mỗi ngày, trạm BOT An Sương – An Lạc thu trung bình khoảng 904 triệu đồng, vậy có cần thu thêm phí những 33 năm nữa để hoàn tiền xây 4 cái cầu đó không?
Theo bạn Loc AnHa, những nhà báo, tài xế đang đánh BOT An Sương – An Lạc, thì khác nào mấy anh rạch túi của bà Nguyễn Hồng Phương, em gái cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ???
Bà Nguyễn Hồng Phương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SSG (mã: SSGG), một nhân vật hậu trường trong Đại án Oceanbank (Hà Văn Thắm).
– SSG Group là cổ đông chiến lược của Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam -TNHH MTV (IDICO), Công ty IDICO đang sở hữu các KCN: Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 5 (Đồng Nai); Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân B1, Phú Mỹ II (Bà Rịa – Vũng Tàu), Kim Hoa (Vĩnh Phú);…
– Và IDICO là cha đẻ của BOT An Sương – An Lạc.
Để đối phó với các tài xế phản đối BOT An Sương – An Lạc, công an huy động rất đông lực lượng ngành, dân phòng ra uy hiếp, đe dọa, thậm chí bắt 1 tài xế trái phép, cắm biển cấm dừng cấm đỗ kiểu Made in công an Bình Tân để xử phạt tài xế nào dừng quá 5 phút.
Vậy hóa ra công an Bình Tân bao che, giúp cho 1 doanh nghiệp bóc lột tiền của anh em tài xế. BOT An Sương – An Lạc không xem lãnh đạo TPHCM và kể cả kết luận của Thanh tra Chính Phủ là gì hết. Họ trả tiền cho dân phòng, công an bảo kê cái BOT ??? Luật pháp nước ta nghiêm minh thật.
Anh Nhân, anh Phong chưa hề có sự chỉ đạo nào giải quyết vụ BOT thu phí quá hạn này.
Tôi viết bài viết này bày tỏ sự ủng hộ với các nhà báo, những tài xế bạn tôi, những người dám cất tiếng nói đấu tranh chống những sai trái, không minh bạch trong thể chế hiện nay. Tôi phản đối BOT An Sương – An Lạc thu phí quá hạn, không minh bạch.
p/s: biển hiệu cấm dừng cấm đỗ do công an Bình Tân chế để phạt các tài xế. Các bạn hãy xem nó có đúng với 1 biển báo GT không?
Ảnh những dân phòng vây kín xe, che camera của những nhà báo để họ không tác nghiệp được.