Saturday, October 19, 2024
HomeDU LỊCHBLOG"NẮNG THUỶ TINH" LÀ Ý TƯỞNG CỦA AI? 

“NẮNG THUỶ TINH” LÀ Ý TƯỞNG CỦA AI? 

Hoàng Ngọc Tuấn

Bạn Nguyễn Huy Hoàng từ Việt Nam vừa gửi message cho tôi, kể rằng theo một bài viết đăng trên trang web của Đài Truyền Hình Việt Nam thì “Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi như nhà phù thủy của ngôn từ. Và, chỉ có ông là người duy nhất nhìn ra Nắng thủy tinh. Đó cũng là tên một ca khúc thật lạ của Trịnh Công Sơn.” Bạn Nguyễn Huy Hoàng thắc mắc rằng Trịnh Công Sơn sáng tác ca khúc “Nắng Thuỷ Tinh” năm 1963, tuy nhiên, trước đó, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã có dùng chữ “nắng thuỷ tinh” trong bài thơ “Phục Sinh”. Vậy thì tại sao bài viết trên trang web của Đài Truyền Hình Việt Nam lại khẳng định rằng Trịnh Công Sơn “là người duy nhất nhìn ra Nắng thủy tinh”?

Bạn Nguyễn Huy Hoàng nêu lên điều thắc mắc ấy rất chính xác, và tất nhiên TRỊNH CÔNG SƠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT, CÀNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN CÓ Ý TƯỞNG “NẮNG THUỶ TINH”. 

Bảy năm trước đó, năm 1956, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã xuất bản tập thơ “Tôi Không Còn Cô Độc”, trong đó có bài thơ “Phục Sinh” với những câu thơ được vô số độc giả thuộc lòng: “tôi buồn khóc như buồn nôn / ngoài phố / nắng thủy tinh / tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ…”

Có thể Trịnh Công Sơn đã “mượn” ý tưởng “nắng thuỷ tinh” từ thơ Thanh Tâm Tuyền, cũng như Trịnh Công Sơn đã “mượn” ý tưởng “từ khi trăng là nguyệt” và ý tưởng “còn hai con mắt, khóc người một con” từ thơ của Bùi Giáng. Cũng vậy, Trịnh Công Sơn đã “mượn” mấy câu thơ trong bài “Le pont Mirabeau” của Guillaume Apollinaire để viết thành những câu hát trong bài “Tình xa”:

“Les jours s’en vont je demeure” =>

“Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại”

“L’amour s’en va comme cette eau courante” => 

“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”

Khổ một nỗi, Trịnh Công Sơn thích “mượn” những ý tưởng thú vị, nhưng lại luôn luôn “quên” ghi nhận xuất xứ. Ông chỉ ghi “nhạc & lời: Trịnh Công Sơn”, chứ ông không hề nhắc đến Apollinaire, Bùi Giáng hay Thanh Tâm Tuyền! 

Khổ hơn nữa, nhiều người mắc bệnh tôn sùng Trịnh Công Sơn quá đáng, mà họ lại hơi… dốt, nên họ thích gán bừa cho Trịnh Công Sơn bất cứ thứ gì hay ho, dù những thứ đó không thuộc về Trịnh Công Sơn. 

Riêng về bài hát “Nắng thuỷ tinh” của Trịnh Công Sơn, thì có người đã dịch ra tiếng Pháp là “Le soleil cristallin”. Cái ý tưởng “le soleil cristallin” thật ra đã có từ thời cổ đại. Triết gia Aétius (thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên) đã viết về “le soleil cristallin” trong cuốn “Doxographie”.

Các ý tưởng tương tự như “la lumière cristalline” hay “le rayon cristallin” cũng đã từng được nhiều người viết trong thơ văn ở châu Âu. Tôi còn nhớ trong bài thơ “Si même tu oses” của Mario Luzi (nhà thơ Ý, 1914-2005) có những câu: “… Je pense à toi, à ta passion éclose, / à la lumière cristalline qui est celle de l’Ombrie…” (bản dịch tiếng Pháp của Antoine Fongaro)

Tuy nhiên, chắc chắn rằng Thanh Tâm Tuyền không bắt chước ý tưởng “la lumière cristalline” của Mario Luzi, vì trong những năm 1950 Thanh Tâm Tuyền không đọc tiếng Ý.  Mới cách đây hơn 10 năm, bài thơ này và rất nhiều bài thơ khác của Mario Luzi được dịch sang tiếng Pháp bởi Antoine Fongaro và in trong tập “Prémices du désert: Poésie 1932-1957” do nhà xuất bản Gallimard phát hành năm 2005.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular