Sunday, December 22, 2024
HomeBLOGYAGI ƠI LÀ YAGI

YAGI ƠI LÀ YAGI

Cơn bão Yagi đã làm bộc lộ nhiều vấn đề trong xã hội chúng ta. Bên cạnh thông tin về số người chết và mất tích, những trận lũ quét, những vụ sạt lở… là những bản tin, có lẫn cảnh người dân ở các thành phố hớn hở “chơi” lũ.
Ngay cả một bản tin, với mặt đường còn đầy sình lầy do nước ngập để lại, chứng tỏ là có ngập thật, quay cảnh thật, nhưng người dân nào lọt vô khung hình cũng tươi cười. Một bản tin khác, các cháu ngồi trên cái thuyền bằng tôn, ông bố kéo đi. Bà mẹ vừa thấy nhóm phóng viên quay phim thì vừa che mặt cười, vừa chạy trốn ống kính.
Thực ra, tính lạc quan là tốt. Tuy nhiên, lạc quan đến mức vui mừng, hớn hở vì được trải nghiệm cơn bão lịch sử, hoặc phong trào kéo nhau đi xem bão như cách đây vài năm, thì khó hiểu quá.
Sau vụ sập cầu Phong Châu, một clip lan truyền trên mạng, về việc 1 chiếc xe hơi rớt xuống sông, trôi đi bao nhiêu cây số, được dân vớt lên và cả 4 người trong xe còn sống. Khi hỏi mấy bạn ở Phú Thọ, mới biết đó là vụ chiếc xe thoát chết trong một trận lũ trước đây ở Yên Lập, một huyện miền núi Phú Thọ. Tương tự, một cháu bé lạc mất mẹ do lũ dữ bởi cơn bão Yagi gây ra, lại hóa ra là clip từ hồi nảo hồi nào.
Có lẽ không nhiều người tiếp cận được những điểm nóng, những nơi thiệt hại thật sự nặng nề, hoặc những cảnh chạy lũ đáng thương. Đã vậy, nhiều người dân ta, dù đang trong hoàn cảnh bi đát thật sự, nhưng luôn cười tươi rói trước ống kính. Cho nên, không có nhiều tấm hình hay thước phim thực sự gây rung động. Từ đó mà những cảnh dàn dựng, lợi dụng bão lũ để kiếm tiền mới có đất sống. Tấm hình ông bố đẩy vợ con trong cái thau trốn lũ gây bão trên mạng ngày hôm qua, lấp đầy khoảng trống đó.
Tôi vừa xem được clip, một người đàn ông vừa được lôi ra khỏi đống bùn do sạt lở vùi lấp, đã chạy ngay đi tìm vợ con, mà không để ý, rằng mình đang không mặc quần. Một cảnh hết sức thương tâm. Nhưng tôi không dám tin ngay, đó là thước phim thật. Niềm tin đã đổ vỡ đến mức thấy cái gì thương tâm, thì phải cẩn thận, coi chừng đó là sản phẩm dàn dựng.
Khác với những trận lũ cách đây vài năm ở Miền Trung, thông tin hồi đó trung thực hơn. Nói cho đúng thì hồi đó, những thông tin fake dễ được nhận biết hơn, và chúng cũng ít hơn bây giờ. Các bạn phóng viên hồi đó cũng hăng hái và nhiệt tình tiếp cận các điểm nóng, và có những thông tin, hình ảnh thật, lột tả chân thực, chính xác, gây rung động nhiều hơn.
Trồng cây, xây cầu… rồi bây giờ lại đến truyền thông. Yagi ơi là Yagi.
Tấm hình chạm đến trái tim, hóa ra lại là sản phẩm dàn dựng.
RELATED ARTICLES

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular