Friday, December 27, 2024
HomeBLOGUkraine phá kho đạn, cắt đứt tuyến tiếp tế, hủy diệt hệ...

Ukraine phá kho đạn, cắt đứt tuyến tiếp tế, hủy diệt hệ thống hậu cần của Nga ở mặt trận miền Nam

Hàng loạt kho đạn bị hủy hoại, nhiều tuyến đường tiếp tế bị phong tỏa, Ukraine đang chứng minh họ phá hoại thành công hệ thống hậu cần của Nga ở mặt trận miền Nam và điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chiến đấu của lực lượng Nga.
Theo Defence, việc Ukraine phá hoại hệ thống hậu cần của Nga chắc chắn dẫn đến tình trạng thiếu đạn dược và các vật tư khác, giống như chiến dịch giải phóng Kherson nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều.
Các cuộc tấn công chính xác do Lực lượng Vũ trang Ukraine phát động đã làm gián đoạn đáng kể hoạt động hậu cần và cung cấp đạn dược cho quân đội xâm lược Nga ở miền nam đất nước, các quan chức Ukraine tuyên bố.
Bà Nataliia Humeniuk, Giám đốc Trung tâm Báo chí Điều phối Thống nhất của Lực lượng An ninh và Quốc phòng miền Nam Ukraine cho biết đã có dấu hiệu cho thấy người Nga đang thiếu đạn dược, mặc dù họ tiếp tục sử dụng đạn pháo với số lượng lớn, tung ra 50 đến 60 đợt pháo kích mỗi ngày.
“Chúng tôi đang tiếp tục phá hủy các điểm dừng chân của họ (quân Nga) cũng như các tuyến hậu cần để họ không thể bổ sung những gì đã bị tiêu diệt. Chúng tôi đã (xóa sổ) những kho đạn mà họ triển khai ở tả ngạn sông Dnipro. Họ sẽ khó thiết lập thêm những kho khác”, bà Nataliia Humeniuk nói trên kênh We Ukraine TV.
Lý do khiến khả năng hậu cần của Nga bị suy yếu là do cuộc tấn công vào cầu Chonhar buộc họ phải đi đường vòng để vận chuyển hàng hóa quân sự. Nếu chúng ta nhìn vào lộ trình, chúng ta sẽ thấy tình huống sau đang diễn ra:
Đáng chú ý, bất kỳ cuộc tấn công nào vào một đối tượng của cơ sở hạ tầng như một cây cầu đều gây ra hiệu ứng tích lũy. Theo đó, ngay cả khi nó được sửa chữa nhanh chóng, nó cũng không thể có được toàn bộ khả năng lưu thông như trước. Ví dụ, cầu Crimea vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau vụ tấn công gần nhất vào đêm 17/7: Xe tải nặng trên 1,5 tấn vẫn bị cấm đi qua.
Tất nhiên, vẫn có một kết nối giữa Crimea với các khu vực mà Nga kiểm soát ở Ukraine thông qua Armyansk, qua eo đất Perekop. Tuy nhiên, theo Defence, nếu chọn tuyến đường hậu cần này, người Nga sẽ phải đi xa hơn và gánh thêm chi phí cho mạng lưới giao thông. Điều tương tự cũng áp dụng cho tuyến đường bộ dọc Biển Azov.
Đáng lưu ý là số lượng hàng hóa quân sự Nga phải vận chuyển hàng ngày. Theo nhà nghiên cứu OSINT Henry Schlottman, người đã tính toán lượng tài nguyên mà một nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn đơn lẻ của Nga cần. Đó là khoảng 17 xe tải chở hàng và tài nguyên phải được vận chuyển hàng ngày.
Tất nhiên, Nga vẫn có cơ hội thiết lập một chuyến phà qua eo biển Kerch với sự trợ giúp của 10 tàu đổ bộ được triển khai gần đó. Nhưng tất cả đều giống nhau, mọi thứ đều dựa trên các nút thắt cổ chai nối bán đảo Crimea với miền nam Ukraine.
Ngoài ra, người Nga cũng có khả năng thiết lập tiếp tuyến tế khác với hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển đến các cảng hiện đang bị Nga kiểm soát trên Biển Azov. Trong trường hợp này, tất cả các cảng trên đều nằm trong phạm vi tấn công của vũ khí tầm xa Ukraine. Cuộc tấn công của Ukraine vào cảng Berdiansk do Nga kiểm soát vào tháng 3/2022 cho thấy hậu quả của việc dựa vào hậu cần hàng hải có thể rất tàn khốc.
Chưa hết, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt có nghĩa là đạn dược sẽ được tập trung tại các trung tâm vận tải và nhà ga. Nhưng những điểm hậu cần này cũng nằm trong tầm bắn của Lực lượng vũ trang Ukraine.
Cuối cùng, mặc dù điều này không có nghĩa là quân đội Nga sẽ hết đạn vào ngày một ngày hai, nhưng việc Ukraine thành công trong việc làm gián đoạn hệ thống hậu cần của Nga ở mặt trận miền Nam cũng sẽ có tác động đáng kể đến khả năng chiến đấu chung của lực lượng Nga.
Đây chính xác là kịch bản Ukraine đã thực hiện trong chiến dịch giải phóng thành phố lớn Kherson ở miền nam nước này. Tuy nhiên, lần này quân đội Ukraine đang thực hiện chiến thuật trên quy mô lớn hơn nhiều.
FB. VAN H-PHAM
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular