Thursday, December 12, 2024
HomeBLOGTrái Đất Đang Ở Giới Hạn Cuối Cùng (Phần 3)

Trái Đất Đang Ở Giới Hạn Cuối Cùng (Phần 3)

Nguyễn Lan Anh

Phong Trần (t/h)

Do giao thông cũng không phát triển, đa số người dân sống trong các thôn làng nhỏ. Họ đều cho rằng, ở dưới gầm trời, đều là đất của Thần, tất cả mọi người đều là tin vào Thần. Tuổi thọ thời đó có thể ngắn hơn bây giờ, tuy nhiên, từ trong tín ngưỡng, mọi người đều có chính tín kiên định rằng cuộc sống của họ trên địa cầu không phải quá quan trọng, nó chỉ được xem là một “khảo nghiệm” ngắn ngủi của Thần đối với họ. Nếu như họ đạt chuẩn, vượt qua khảo nghiệm, sinh mệnh có thể đạt đến vĩnh hằng, đó mới chính là ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Mọi người suy nghĩ rất giản đơn, có rất ít dục vọng cá nhân.

Vài trăm năm sau đó, khoảng năm 1000, với sự phát triển của giao thông và thương mại, nhận thức của con người về bản thân bắt đầu có sự thay đổi. Khi giới thiệu bản thân, họ sẽ nói: “Tôi là người Phổ,” hoặc “Tôi là người Pháp” v.v. Tại thời điểm này, người châu Âu bắt đầu nghĩ rằng yếu tố quan trọng nhất đại biểu bản thân chính là quốc gia, tín ngưỡng tôn giáo đã bị đẩy ra phía sau.

Khi lịch sử tiến vào những năm 1600, phong trào Khai sáng bắt đầu nổi lên ở châu Âu. Người ta bắt đầu thách thức các tư tưởng truyền thống, hình thái xã hội vốn có và thể chế quân chủ. Người ta bắt đầu “dũng cảm” thực hiện “theo đuổi tự ngã” (cái tôi cá nhân), tin tưởng rằng thông qua năng lực và “lý tính” của bản thân, có thể thay đổi được vận mệnh và thế giới. Từ lúc này, nhận thức của mọi người về bản thân cũng dần dần bị hạn cuộc trong cái “ngã” của riêng mình và dần đánh mất quan hệ của bản thân với thế giới bên ngoài.

Từ thế kỷ 17 đến 19, cuộc vận động Khai sáng và cuộc Cách mạng Công nghiệp đã làm thay đổi hoàn toàn hình thái xã hội, kèm theo đó là làn sóng công nghiệp hóa, đô thị hóa… đã làm cho ý thức tư tưởng của con người cũng âm thầm biến đổi theo.

Đặc biệt, Thuyết Tiến Hóa do Darwin đề xuất vào giữa thế kỷ 19 và từ từ len lỏi vào các trường học trong thế kỷ 20 đã trở thành cơ sở để Thuyết Vô Thần thay đổi mạnh mẽ hơn nữa quan niệm tín Thần của nhân loại từ hàng ngàn năm nay.

Là một con người mà nói, tin Thần hay không tin Thần là sự lựa chọn của cá nhân người đó. Nhưng trong lịch sử, từng có những chính phủ dùng thủ đoạn cưỡng chế nhồi nhét Thuyết Vô Thần trong toàn xã hội, đàn áp tự do tín ngưỡng, làm cho hệ thống giá trị xã hội truyền thống sụp đổ, từ đó dẫn tới toàn xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, phóng túng dục vọng.

Ví dụ như ở Trung Quốc vào thế kỷ 20, từng có một thời mà trào lưu tư tưởng cực tả khá mạnh mẽ, người ta cho rằng tôn giáo là “thuốc phiện của tinh thần”, cho rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” là mê tín. Trải qua vài chục năm ngắn ngủi với các cuộc vận động chính trị liên miên, người dân Trung Quốc dần mất đi tín ngưỡng và các giá trị đạo đức, đời sống tinh thần trở nên nghèo nàn đến đáng thương. Khi con người không còn tin tưởng “trên đầu ba thước có Thần linh” thì cũng chính là đã mất đi ước thúc về đạo đức, chuyện gì cũng dám làm. Pháp luật có đặt ra nhưng khi không có ai giám sát, người ta vẫn sẽ làm điều xấu. Và khi đạo đức, tinh thần bị hủy hoại thì vật chất, môi trường sống cũng xuống cấp theo. Hiện giờ nhắc tới thực phẩm bẩn, người ta sẽ nhớ đến điều gì? Hàng Trung Quốc. Ô nhiễm bụi mịn trong không khí ở đâu cao nhất thế giới? Bắc Kinh. Hơn 80% nước ngầm ở đất nước này bị ô nhiễm nghiêm trọng, không thể trực tiếp sử dụng (theo 1 báo cáo của chính phủ năm 2016). Những hình ảnh về các dòng sông ở Trung Quốc đã đổi màu vì hóa chất làm người ta phải bàng hoàng…

Khi không tin vào ý nghĩa nhân sinh, không tin làm việc xấu sẽ có báo ứng, thì thường làm việc gì cũng đều không tính đến hậu quả, vì mục đích mà không từ thủ đoạn. Đây có lẽ cũng chính là một trong những nguyên nhân sâu xa của vấn nạn môi trường hiện nay.

Mỗi người là một phần của giải pháp, hoặc một phần của vấn đề

Quay lại lời cảnh báo của hơn 15.000 nhà khoa học: “Nhân loại đã không làm đủ những gì cần thiết để giải quyết các vấn đề môi trường”. Mặc dù đã có không ít các ý tưởng, dự án và phát minh để làm sạch nước, không khí và sử dụng năng lượng bền vững… nhưng chẳng thấm vào đâu so với tốc độ hủy hoại và tận diệt thiên nhiên hiện nay. Cuộc chiến đặt ra trước mặt chúng ta không chỉ hạn cuộc trong khoa học, mà chủ yếu hơn là về vấn đề nhận thức – mà mỗi con người sống trên Trái Đất đều góp một phần trong đó.

Con đường để thực sự giải quyết vấn đề phá hoại môi trường chính là quy chính nhân tâm, đối đãi với sự vật theo quy luật tự nhiên, giữa người với người cần hành sự theo quy phạm đạo đức. Nếu như ai cũng có thể làm được như thế, kỳ tích có thể sẽ xuất hiện, giúp con người không bị đào thải khi cả vật chất và tinh thần bị ô nhiễm quá giới hạn.

Hãy phụng sự tự nhiên rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đó – Masanobu Fukuoka | Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm

Nhân loại cần những gì để duy trì sự tồn tại? Là không khí, ánh sáng mặt trời, thực vật và nước, còn lại những thứ khác đều là xa xỉ phẩm. Nhà cửa và quần áo thì chỉ cần đủ dùng… Khi tiêu thụ ít đi, bớt chạy theo dục vọng xa hoa phù phiếm, chúng ta mới không phải lao tâm khổ tứ để kiếm tiền mua sắm, mới tìm được không gian tự do thực sự để an hưởng kiếp nhân sinh.

Phong Trần (t/h)

Trái Đất Đang Ở Giới Hạn Cuối Cùng (Phần 1)

Trái Đất Đang Ở Giới Hạn Cuối Cùng (Phần 2)

Trái Đất Đang Ở Giới Hạn Cuối Cùng (Phần 3)

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular