HomeBình Luận-Quan ĐiểmTÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ 

TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ 

Huỳnh Thị Tố Nga 

Bản chất sự vận hành xã hội, giữa chính trị và tôn giáo ngày nay, chính trị điều khiển, tác động vào tôn giáo, ít xảy ra chiều ngược lại. Nếu xảy ra sự thao túng (có thể là chính trị thao túng tôn giáo hoặc ngược lại), đa phần rơi vào những quốc gia có tư tưởng cực đoan, độc tài về các phương diện. 

Thời cổ đại, khi con người chưa văn minh, một số ít người có tài trí hơn, muốn cai trị cả tinh thần lẫn thể xác con người, họ lập ra thế lực, dùng tôn giáo điều khiển chính trị. 

Thời đại văn minh xảy ra ngược lại. Vậy thì, muốn giải quyết vấn đề chính trị, phải dùng chính trị để giải quyết chính nó, chứ không thể dùng tôn giáo để giải quyết chính trị vì tôn giáo không có thực quyền về chính trị và bản chất khác nhau. Một bên là thế quyền, một bên là tinh thần, bản chất vận hành cũng hoàn toàn khác nhau. Tôn giáo là nền tảng xây dựng đạo đức xã hội, cao hơn nữa, tôn giáo dành cho sự giải thoát tâm linh. Vậy nên, cần phân biệt rõ chính trị và tôn giáo, chức năng của hai thành phần này là gì, đừng nhập nhằng rồi trở thành công cụ của nhau, mà thời đại này, tôn giáo dễ dàng trở thành công cụ của chính trị vì giá trị tâm linh không còn được hiểu một cách sáng suốt, sự u mê đối với tâm linh dễ dàng bị thế quyền lợi dụng. Tương tự, nếu con người u mê đối với tâm linh, tôn giáo không có chánh đạo cũng sẽ chủ động thao túng tinh thần con người.

Sư Minh Tuệ tới Quảng Trị và bị đuổi khỏi nghĩa trang.

Muốn vận hành đất nước phải có cơ chế chính trị phù hợp, người làm chính trị khác với người làm chức sắc tôn giáo. Mong muốn hay hy vọng người trong tôn giáo hoạt động chính trị là sự áp đặt sai về bản chất lẫn chức năng. Một đất nước mà người dân còn chưa phân biệt rõ ràng được tôn giáo và chính trị khác nhau thế nào thì đó là sự u tối, và càng làm cho những người cầm quyền có cơ hội đè ép và bóc lột người dân. Xây dựng đất nước cần lý trí, xây dựng tôn giáo cần tâm linh. Mong muốn đem tâm linh xây dựng thế quyền trần tục là đi sai đường trong tôn giáo. Ngược lại, mong muốn dùng chính trị để xây dựng tâm linh cũng là điều khập khiễng, hai thành phần này chỉ có thể đứng song song cùng nhau, nương tựa nhau để tồn tại chứ không thể hòa tan với nhau. Muốn chấn hưng đất nước về chính trị thì cần nguồn nhân lực làm về chính trị. Tương tự, muốn chấn hưng đạo pháp thì cần nguồn nhân lực của tôn giáo, chứ không thể bắt chéo, nhập nhằng lẫn nhau, dù bên nào làm công cụ cho nhau xảy ra, cũng đều là cực đoan. Một quốc gia không thể dùng chính trị thao túng tôn giáo, cũng không thể để tôn giáo thao túng chính trị, mà phải tôn trọng và hiểu bản chất của nhau. Chỉ như vậy mới có thể đạt được văn minh và đạo đức. 

Việt Nam đang trong tình trạng bát nháo về tôn giáo lẫn chính trị. Khi nền chính trị thối nát, người dân mong mỏi rằng tâm linh có thể thay đổi thế quyền, mong muốn khập khiễng đó chỉ như xây lâu đài trên cát, không có nền móng. Cần xây cái gì, phải lấy chất liệu của cái đó mà xây, đó là khái niệm cơ bản nhất! 

HUỲNH THỊ TỐ NGA

May 30, 2024

Hình dưới: Thảm họa của sự nhập nhằng giữa Tôn giáo và Chính trị.

2 COMMENTS

  1. Your blog is a constant source of inspiration for me. Your passion for your subject matter shines through in every post, and it’s clear that you genuinely care about making a positive impact on your readers.

  2. Your blog has quickly become one of my favorites. Your writing is both insightful and thought-provoking, and I always come away from your posts feeling inspired. Keep up the phenomenal work!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here