Wednesday, February 5, 2025
HomeDIỄN ĐÀN“Thần linh pháp quyền” là ai ?

“Thần linh pháp quyền” là ai ?

Nhân Tuấn Trương

Các học giả VN nói rằng nguồn gốc của từ “pháp quyền” trong “nhà nước pháp quyền” của VN hiện nay là đến từ “tư tưởng pháp quyền” của ông Hồ, thể hiện qua câu vè:

« Bảy xin Hiến pháp ban hành , Trăm điều phải có thần linh pháp quyền »

Nguyên thủy bài vè là bản “phóng tác” yêu sách 8 điểm viết bằng tiếng Pháp “Revendications du peuple Annamite – Yêu sách của nhân dân An Nam”, viết năm 1919 nhân dịp Hội nghị các đại cường thắng trận Đệ Nhất thế chiến tổ chức tại Versaille. Gọi là “phóng tác” vì bài dịch này không phù hợp (cho lắm) với ý nghĩa tiếng Pháp của văn bản. 

Nguyên văn yêu sách số 7, bản tiếng Pháp : “Remplacement du régime des décrets par les régimes des lois”. 

Tạm dịch ra tiếng Việt là : thay thế chế độ pháp lệnh (hay nghị quyết) bằng chế độ luật lệ.

So sánh lại ta thấy ý nghĩa tiếng Việt (trong câu vè) và tiếng Pháp của văn bản không mấy ăn khớp. Trong bản tiếng Việt nói đến “hiến pháp” mà điều này không thấy trong bản chính tiếng Pháp. 

Hiến pháp ở đây là hiến pháp của mẫu quốc (Pháp). VN lúc đó vẫn còn là “thuộc địa” của Pháp, được Pháp cai trị dưới “chế độ pháp lệnh” (của Bộ Thuộc địa và quan Toàn quyền), chứ không theo luật lệ (Hiến pháp) của mẫu quốc. Hiến pháp ở đây phải là hiến pháp của mẫu quốc.

Từ “pháp quyền”, với ý nghĩa “thay thế chế độ pháp lệnh (hay nghị quyết) bằng chế độ luật lệ”. Tức là người dân An nam (phạm tội) từ nay sẽ được xét xử “theo luật”. Pháp quyền vì vậy có nghĩa là hệ thống các tòa án, gồm các quan tòa công minh, tương tự như “thần công lý” thời xưa ở Hy lạp.

“Thần linh pháp quyền” ở đây vì vậy là thần Thémis. Ta thấy thần Thémis qua bức tượng người phụ nữ, thông thường là bịt mắt, biểu tượng cho sự công bằng, luật pháp áp dụng cho tất cả. Tay trái thần Thémis cầm cán cân đại diện cho công lý. Tay phải cầm thanh gươm tượng trưng cho sự trừng phạt.   

Như vậy “pháp quyền” có ý nghĩa phù hợp với từ “juridiction” tiếng Pháp. Các tự điển tiếng Việt ngày xưa đều dịch “juridiction = pháp quyền”.

Ngoài việc tìm hiểu nguồn gốc “thần linh pháp quyền”, ta cũng thấy học giả VN sử dụng từ “pháp quyền” rất là “linh hoạt”, hiểu sao cũng được. 

Nhà nước VN là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Đây là một “cụm từ” về “tư tưởng”, nói về một mô hình xây dựng nhà nước. Tương tự như “ Rechtsstaat của Đức hay “Etat de Droit” của Pháp. Cụm từ này phải viết dính chung, không thể tách rời. Tách chữ “droit”  ra khỏi “Etat de Droit” (hay “rechts” ra khỏi “Rechtsstaat”) thì “droit” (và “rechts”) có ý nghĩa đơn thuần là “pháp luật”.

Tách chữ “pháp quyền” ra khỏi “nhà nước”, pháp quyền ở đây đơn thuần có nghĩa là “pháp luật”. 

Các học giả VN cố gắng tách chữ “pháp quyền” ra khỏi “nhà nước” rồi gán cho nó đủ thứ “khái niệm”, “tư tưởng”… nọ kia. 

Thiệt tình trật lất hết từ căn bản. 

Chuyện bên Pháp cựu tổng thống “giỡn mặt với luật”, vừa mới bị xử vì tội lạm dụng quyền lực 3 năm tù treo + 1 năm tù giam. Thần Thémis có mặt khắp nơi trong xã hội Pháp.

(hình lấy từ La Porte du Bonheur)

https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/pfbid028DbupMWb4M6DEHkVzVJvhngqzbWNTW786o6AxRDB4JtUcJYzkAwmJGGDeAk2FXR8l

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular