Wednesday, October 16, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmHọ "thấy cây mà không thấy rừng".

Họ “thấy cây mà không thấy rừng”.

Không phải tôi chê chuyên gia VN nhưng đọc các bài viết của họ đăng trên trang Bô xít nói về con kinh Phù nam, thiệt tình mà nói (không sợ mích lòng) là họ “thấy cây mà không thấy rừng”. Điều đau lòng, đây không phải là chuyện cá biệt một hai người, mà là hiện tượng chung của lãnh đạo CSVN, trong suốt 50 năm qua. Tấm hình kèm theo đây minh họa hệ thống đường xe lửa và đường bộ của ba nước Đông dương (VN-Lào và Cambodge) năm 1921. Tấm hình này tôi đã đăng, cùng với bài viết nói về sự phát triển của Sài gòn thời Pháp thuộc, từ năm 2016.
Giao thông vận tải, qua mọi thời đại, luôn quan trọng hàng đầu. Hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy… trong một nước được xem là “huyết mạch kinh tế” của nước đó.
Không phải người Pháp họ “ngu”. Họ xây cầu Long biên, xây đường xe lửa “xuyên Việt” từ Nam ra Bắc. Họ xây cầu cống đường xá (quốc lộ 1) từ Nam quan qua Gò Dầu, tới Nam Vang và Battambang tới biên giới Thái. Ngoài ra có QL4 về Miền Tây. Đường xe lửa kéo từ Đồng Đăng cho tới Mỹ tho. Họ đào kinh chằng chịt ở miền nam ĐBSCL để vừa thuận tiện giao thông, vừa “xả phèn” lấy đất làm ruộng. Nhờ đào được con kinh đào Chợ Gạo (tôi nói hôm qua), từ sông Tiền nối sông Vàm cỏ, mà lúa gạo ĐBSCL phát triển “thần kỳ”, nuôi sống không chỉ Nam kỳ (Cochinchine) mà còn xây dựng Hà Nội là “thủ đô văn hóa Đông Dương”, Sài gòn thành “Hòn ngọc Viễn đông”, Hải phòng thành “cảng số 1” Đông dương. Họ cũng lập ra nhiều thành phố như Đà lạt trên vùng cao nguyên đồng thời làm luôn đường xe lửa răng cưa “độc nhứt vô nhị”, nối Đà lạt về Sài gòn. Ngân sách phát triển Đông dương do đâu mà có ? Dĩ nhiên là từ Nam kỳ và các đồn điền cao su, tra, cà phê… ở cao nguyên.
Cảng Sài gòn ngày xưa vượt xa Singapour. Hải phòng cạnh tranh với Hong Kong. Hà nội là ngọn đèn văn minh của cả Châu Á. Các trường đại học khoa học, văn chương, luật học, mỹ thuật… ở Hà nội thu hút nhiều du học sinh nước ngoài. Về qui mô hạ tầng cơ sở, Sài gòn vượt xa Thái lan, Singapour. Về mọi mặt.
Đông dương được phát triển, không phải nhờ tiền của mẫu quốc đầu tư, mà nhờ vào lúa gạo, cao su, cà phê, trà… từ Đông Dương xuất cảng ra thế giới. Nhưng nếu không có cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống, kinh đào… thì tất cả mọi thứ đều “đông lạnh”. Vận chuyển không “chuyển” thì tất cả bất động.
Theo tôi, Campuchia hiện đang đi theo con đường phát triển dựa trên tầm nhìn của Pháp ngày xưa. Đó là phát triển cơ sở hạ tầng. Đường sắt, đường cao tốc, phi trường, cảng biển… có cái hoàn tất, có cái đang xây dựng. Bây giờ là kế hoạch kinh đào Phù Nam.
Hôm trước tôi có viết bài khen cha con ông Samdech Hun Sen of Cambodia “vì nước vì dân”. Mỗi buổi sáng tôi thấy trên trang cá nhân của hai cha con Hun Sen luôn có một vài dòng, nói về dân tình, thế sự nước Campuchia. Tôi cho rằng lãnh đạo Campuchia hơn hẳn lãnh đạo CSVN. Thì có người nói là dân Cam nghèo lắm. Nghèo hơn VN.
Vấn đề tôi không nói dân Cam giàu hay nghèo mà tôi nói lãnh đạo Cam vì dân vì nước.
Mà thực ra dân Cam có nghèo hay không ? Tôi không biết. Nhưng tôi thấy là có vài trăm ngàn người dân VN di cư qua Cam sinh sống. Rõ ràng đời sống của người VN trên đất Chùa tháp rất là khổ cực. Vừa bị kỳ thị, vừa bị xua đuổi. Nhưng họ vẫn nói rằng tuy vậy vẫn sống thoải mái hơn VN.
Cá nhân tôi thì thấy tầm nhìn của Hun Manet là đáng khâm phục.
Dĩ nhiên tôi hết sức lo ngại về dự án kinh đào Phù nam của Hun Manet. Vì sự hiện hữu của con kinh có thể ảnh hưởng tai hại đến ĐBSCL. Nhưng đối với dân Cam thì dự án này, nếu thành công, có thể đưa Campuchia lên tầm cao mới.
Ta nên biết, sau nạn Khmer đỏ, Campuchia đã trở về “năm zero”. Tức là họ chỉ mới xây dựng lại đất nước từ đầu thập niên 90 mà thôi.
Theo tôi, khi mà người dân VN tìm cánh qua đó sinh sống thì Cam đã hơn VN rồi.
Nếu VN khá thì không ai bỏ nước ra đi hết cả.
Theo tôi, nếu suông sẻ thì con kinh Phù nam có giá trị như con kinh Chợ Gạo. Một mặt phát triển kinh tế nội địa (do khai khẩn đất đai, mở mang nông nghiệp). Một mặt “chia bớt” nạn “kẹt tàu” của cảng Singapour. Nền kinh tế của Cam sẽ trỗi dậy nhanh chóng.
Thử tưởng tượng, tàu bè xuyên qua Biển Đông mỗi năm có trị giá kinh tế 5.300 tỉ đô la. 80% lượng tàu bè này sẽ phải cập bến Singapour. Có tàu phải chờ một tuần, có tàu phải chờ 2 tuần để giở hàng hóa. Sau đó hàng hóa này sẽ được bốc lên tàu khác phân phối đi các quốc gia khác, như VN, Thái lan, Mã lai, Phi v.v… Khi con kinh Phù nam hoàn tất và cảng Kép cũng đã sẵn sàng. Nhiều khả năng sẽ có từ 10% đến 20% tàu container sẽ cặp bến Kép, thay vì bến Singapour. Từ Kép, hàng hóa sẽ được bốc lên và tồn kho. Sau đó hàng hóa này sẽ lên tàu chở lên Nam Vang. Từ Nam vang hàng hóa sẽ chở qua Thái lan hay chở qua VN. v.v…
Bởi vậy, chuyên gia của VN “thấy cây không thấy rừng”. Họ không thấy được “tầm nhìn” của Hun Manet.
RELATED ARTICLES

5 COMMENTS

  1. Не знаешь, где взять деньги быстро и без отказов? Тогда заходи на mirtinvest.ru! У нас — подборка лучших МФО, готовых выдать микрозайм прямо сейчас, без лишних проверок и вопросов. Мы проверили все предложения, чтобы ты мог спокойно получить деньги на карту в любое время. Забудь про долгие ожидания — просто выбери свой займ и наслаждайся свободой!

  2. I simply could not go away your web site prior to suggesting that I really enjoyed the standard info a person supply on your guests Is going to be back incessantly to investigate crosscheck new posts

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular