Thursday, November 21, 2024
HomeGiáo DụcChủ quyền đối với miền Nam Việt Nam theo công pháp quốc...

Chủ quyền đối với miền Nam Việt Nam theo công pháp quốc tế

RFA

Tối ngày 9 tháng 6, 2024, một cuộc mít-tinh được Chính quyền Phnom Penh cho phép tổ chức tại thủ đô của Campuchia để kỷ niệm một sự kiện được cho là Pháp đã “nhượng lại” vùng Khmer Krom (bao gồm phần lớn miền Nam Việt Nam ngày nay) từ năm 1949. RFA phỏng vấn nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Trường Đại học Luật Tp. HCM, một chuyên gia về công pháp quốc tế về tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ, về vấn đề chủ quyền đối với miền Nam Việt Nam (hay “Khmer Krom” trong cách gọi của Campuchia) theo công pháp quốc tế.   

RFA. Xét về mặt công pháp quốc tế, có hay không sự tranh chấp chủ quyền đối với vùng đất Nam Bộ Việt Nam mà một số người Campuchia gọi là vùng đất Khmer Krom? Có đúng là vùng đất Nam Bộ chỉ trở thành đất Việt Nam từ sau năm 1949 với Hiệp định Élysée?

Hoàng Việt 

Năm 1689 Chúa Nguyễn Phúc Chu cử thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Gia Định để quản lý vùng phía Nam. Tuy nhiên, thời điểm đó chưa quản lý đầy đủ. Lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam đã phải diễn ra rất nhiều chặng đường khác nhau. 

Lúc đó, các quy định trong luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ chưa được xác lập rõ ràng như sau này. Phải đến thế kỷ 20, nhất là sau vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hoa Kỳ và Hà Lan năm 1928 thì mới hình thành một hệ thống pháp lý quốc tế về lãnh thổ quốc gia. 

Chưa cần nói đến lịch sử xa hơn, chỉ cần nói đến sự kiện năm 1802, vua Gia Long thống nhất Việt Nam, xác lập một lãnh thổ từ bắc đến nam, bao gồm ĐBSCL. 

Trên thế giới, trong lịch sử có nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ giữa các quốc gia. Lịch sử trước thời kỳ hiện đại là như vậy. Lúc đó thế giới chưa có quy định về thụ đắc lãnh thổ, mà lãnh thổ được quyết định bằng cách bên nào mạnh hơn thì bên đó giữ lãnh thổ. 

Ngoài ra, lịch sử ghi lại thì cách Việt Nam mở rộng lãnh thổ chủ yếu là phương pháp di dân, tức là người Việt được đưa tới ở, người Khmer lấy người Việt tới thì lui dần. Cuộc mở rộng lãnh thổ đó của nhà Nguyễn không có những cuộc tàn sát để chiếm lãnh thổ. 

Thực tế hiện giờ cộng đồng bản địa Khmer vẫn còn nguyên vẹn với 1,3 triệu người cùng các di sản văn hóa của họ.

Tức là đến 1802 thì Nhà Nguyễn đã xác lập lãnh thổ gần giống như bây giờ. 

Đến 1858 thì người Pháp tấn công Việt Nam. Đến 1884 thì chiếm toàn bộ Việt Nam. Pháp chia Việt Nam làm ba kỳ là Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Trong đó, Nam Kỳ thuộc Pháp, còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ thuộc Nhà Nguyễn, do Pháp bảo hộ. 

Nam Kỳ theo Hiệp ươc Patenôtre giữa Nhà Nguyễn và thực dân Pháp là xứ thuộc Pháp, do Pháp quản lý. Vậy thì làm sao có thể nói đất Nam Kỳ thuộc một nhà nước nào khác như nhà nước Khmer Krom? Chưa từng tồn tại một nhà nước như vậy của người Khmer Krom. 

Trước khi người Pháp tới thì lãnh thổ đó thuộc quyền quản lý của Nhà Nguyễn. Khi Pháp tới thì lãnh thổ đó thuộc quyền quản lý của Pháp chứ không phải của một nhà nước nào khác.  

Thêm nữa, vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo công pháp quốc tế, phải là vấn đề do các quốc gia xử lý với các quốc gia. Tức đây là công việc của nhà nước, chứ một vài nhóm người Khmer Krom đòi hỏi chủ quyền thì điều đó không có ý nghĩa gì về luật pháp quốc tế. 

Vì vậy, xét về mặt công pháp quốc tế thì không có tranh chấp lãnh thổ nào đối với vùng đất Nam Bộ này. 

RFA.  Triều Nguyễn của Việt Nam đã xác lập chủ quyền của toàn bộ Việt Nam thống nhất từ bắc đến nam từ năm 1802. Vậy về mặt công pháp quốc tế, thì những vùng đất đã được xác lập chủ quyền trước thời kỳ hiện đại, khi luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ còn chưa ra đời, như ông nói, chủ yếu là sau tranh chấp đảo Palmas năm 1928, thì có khả năng hồi tố hay không?  

Hoàng Việt 

Việc đòi hay không đòi là việc của Campuchia. Nếu Campuchia thích thì đòi; nhưng vấn đề là dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế thì bằng chứng ở đâu. 

Trong vụ tranh chấp Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế đã tuyên bố rằng ngay cả với giả định là Malaysia đã tới  Pedra Branca trước, nhưng sau đó Malaysia không quản lý nó mà Singapore sau đó đã quản lý nó trên thực tế cho đến tận thời điểm tranh chấp. Singapore đã chiếm hữu và quản lý lâu dài mà không có tranh chấp. Do đó, mặc dù Malaysia là bên chiếm hữu danh nghĩa đầu tiên, tức là đến đó đầu tiên, nhưng Singapore lại là bên chiếm hữu và quản lý trên thực tế, lâu dài và biện pháp hòa bình. Cho nên Tòa đã trao quyền cho Singapore. 

Cái quốc gia mà các bạn Khmer Krom nói tới đã là một quốc gia được công nhận về mặt luật pháp quốc tế chưa? Nước Campuchia ngày nay có thể tuyên bố kế thừa hay không?  

Thời điểm năm 1802 khi nước Việt Nam thống nhất cả nam bắc được thành lập thì còn chưa có luật pháp quốc tế về vấn đề thụ đắc lãnh thổ. Nếu có nước nào muốn kiện thì phải áp dụng luật thời đó chứ không thể áp dụng những bộ luật ra đời trong thời kỳ hiện đại. 

Trong luật quốc tế, có một nguyên tắc là không chấp nhận hồi tố mà phải xét luật theo thời điểm, tức là xét vấn đề theo luật của thời điểm xảy ra vấn đề đó, thuật ngữ luật học tiếng Anh là “intertemporal law”. 

Dựa trên tất cả các điều khoản luật pháp quốc tế như vậy thì không có cách gì một vụ kiện như vậy của Campuchia, nếu xảy ra, có thể thắng được cả về pháp lý lẫn thực tế. 

Hiện vùng đất đó đã trở thành “máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam” thì không thể đòi lại bằng luật pháp quốc tế.         

RFA. Các hoạt động kỷ niệm việc “mất Khmer Krom” ở Campuchia bắt đầu diễn ra khoảng mười năm trở lại đây. Ông không chỉ là nhà nghiên cứu về công pháp quốc tế mà còn là nhà quan sát về quan hệ quốc tế trong khu vực. Theo ông, liệu có hay không tác động của bối cảnh chính trị quốc tế gần đây không?

Hoàng Việt 

Như đã nói là không có cơ sở pháp lý nào để Campuchia đòi vùng đất đó cả. 

Phải nói thêm là sau này người Pháp là đại diện cho Triều Nguyễn đã đại diện cho Triều Nguyễn để ký hiệp định phân giới biên giới giữa Nam Kỳ với Campuchia (RFA chú thích: Đó là hai công ước ngày 9 tháng 7 năm 1870 và 15 tháng 7 năm 1873, giữa Pháp và Campuchia, xác định cơ bản đường biên giới hiện nay giữa Campuchia và Việt Nam). Người Pháp sau khi xác lập chế độ bảo hộ đã đại diện Triều Nguyễn ký một loạt hiệp ước phân định biên giới, trong đó có nhà Thanh, Campuchia và Lào. Campuchia cũng đã ký hiệp định biên giới đó rồi, cắm mốc biên giới rồi. Bây giờ không có lý do gì để đòi lại cả. 

Còn tại sao Campuchia hiện nay cho nhóm đó tổ chức mít-ting về sự kiện đó thì đây là vấn đề chính trị. 

Gần đây, quan hệ Campuchia và Việt nam có vẻ hơi xấu đi, đặc biệt do sự kiện kênh đào Techo Funan. Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có căng thẳng về biển Đông. Ông Hunsen phê phán phía Việt Nam có nhiều người dân chửi bới ông ấy trên mạng vì làm kênh đào Funan, nhưng về mặt nhà nước thì Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ phản đối Campuchia làm dự án đó cả. 

Có lẽ đây cũng là một con bài chính trị mà các nhà chính trị sử dụng để kích bác lẫn nhau. 

Ông Sam Rainsy đối lập của Hun Sen trước đây phê phán Hun Sen bán đất cho Việt Nam khi hai bên cắm mốc phân định biên giới lãnh thổ. Sau này ông Hun Sen đã chứng minh rằng ông không nhượng bộ Việt Nam một mét đất nào hết. 

Nhưng rồi, bây giờ chính ông Sam Rainsy, đối lập của ông Hun Sen, lại viết nhiều bài phê phán dự án kênh đào Techo Funan. Ông Sam Rainsy cho rằng dự án này chỉ đem lại lợi ích cho Trung Quốc mà thôi. Như vậy, ông ấy đã đổi giọng.  

Điều đấy cho chúng ta thấy đó là các con bài chính trị để các nhà chính trị sử dụng với nhau. 

Trong bối cảnh có vẻ hai nước đang không được hòa hợp cho lắm về kênh đào Techo Funan nên tôi phỏng đoán đây có lẽ là một phản ứng của phía Campuchia với Việt Nam chăng. 

RFA xin cảm ơn nhà nghiên cứu Hoàng Việt đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. 

RELATED ARTICLES

9 COMMENTS

  1. I have been browsing online more than three hours today yet I never found any interesting article like yours It is pretty worth enough for me In my view if all website owners and bloggers made good content as you did the internet will be a lot more useful than ever before

  2. Hello Neat post Theres an issue together with your site in internet explorer would check this IE still is the marketplace chief and a large element of other folks will leave out your magnificent writing due to this problem

  3. I’ve been following your blog for quite some time now, and I’m continually impressed by the quality of your content. Your ability to blend information with entertainment is truly commendable.

  4. Every time I visit your website, I’m greeted with thought-provoking content and impeccable writing. You truly have a gift for articulating complex ideas in a clear and engaging manner.

  5. I do believe all the ideas youve presented for your post They are really convincing and will certainly work Nonetheless the posts are too short for novices May just you please lengthen them a little from subsequent time Thanks for the post

  6. Nice blog here! Also your site loads up fast! What web host are you using? Can I get your affiliate link to your host? I wish my site loaded up as quickly as yours lol

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular