20 ngàn tỉ đồng chỉ là số lẻ.
Đọc những bản tin truyền thông trong nước và quốc tế, tôi giật mình khi thấy những năm gần đây càng nhiều người bị lừa sang Campuchia làm những “công việc” hái ra tiền, nhưng sau đó họ bị đối xử bạo lực, đánh đập, giam cầm, phụ nữ sẽ bị hấp diêm và lạm dụng tình dục. Nạn nhân là người Việt bị lừa quá nhiều. Nhưng tôi cũng vô cùng ngạc nhiên, khi những người Đài Loan là “tổ tiên” của trò lừa đảo viễn thông và mạng xã hội, vậy mà họ cũng đã bị lừa một cách tối tăm mặt mũi từ Campuchia.
Truyền thông Đài Loan đưa tin, một hotgirl có biệt danh là Pipi nổi tiếng mạng xã hội, cô bị lừa sang Campuchia vào ngày 25 tháng 6 năm 2021. Ngỡ tưởng sắp đổi đời nhờ “việc nhẹ – lương cao”, nào ngờ trong 7 ngày Pipi đã bị hấp diêm 9 lần. Sau đó bọn lừa đảo đưa ra cho cô 4 lựa chọn, hoặc cô phải tham gia nhóm lừa đảo, hoặc bắt gia đình gửi tiền chuộc 100 ngàn đô la Mỹ, hoặc lừa đảo ít nhất 5 – 7 con lợn đực béo mũm mĩm là người Đài Loan hay Trung Quốc, nếu không chấp nhận thì sẽ phải làm nô lệ tình dục. Cô nhận lời đến công viên lừa đảo. Tại đây cô choáng váng, công ti lừa đảo mà cô tham gia có một toà nhà văn phòng 20 tầng, nơi có hơn 1000 con heo mồi, hàng ngày những con heo ấy giúp ông chủ lừa tiền. Căn phòng làm việc của Pipi có 4 máy tính cấu hình siêu mạnh, 4 điện thoại, những cuốn sổ ghi chép danh sách nạn nhân, hàng chồng kịch bản được soạn công phu. Sau khi Pipi được giải cứu, chính quyền Đài Loan thống kê tại thời điểm đó, có hơn 5000 con lợn Đài Loan đã bị lừa.
Cả đất nước Đài Loan bị sốc.
Họ sốc là bởi vì, trong lịch sử lừa đảo, thì người Đài Loan mỗi ngày thấy lợn mồi chạy lông nhông khắp phố, nhưng chưa bao giờ thấy con lợn người Đài Loan nào bị ăn thịt. Hơn chục năm trước đến Đài Loan, đập vào mắt tôi ngay tại sân bay, có một khẩu hiệu cảnh báo người nước ngoài là “Cẩn thận kẻo bị mất tiền vì lừa đảo”. Nhưng bây giờ thì sao? Các băng nhóm lừa đảo quốc tế đang hoành hành dữ dội ở Campuchia, nó khiến cho người cha đẻ của trò lừa đảo là Đài Loan, đã phải sụp đổ.
Trở lại một chút lịch sử lừa đảo, sau khi Lý Đăng Huy lên nắm quyền Tổng thống Đài Loan vào năm 1988, ông bắt đầu dốc toàn lực thúc đẩy sự nghiệp độc lập của Đài Loan. Trong công cuộc cải tổ vĩ đại, hệ thống tình báo Đài Loan được ưu tiên hàng đầu, tất cả đều tổ chức sắp xếp lại. Một số tướng lĩnh cao cấp Quốc Dân Đảng thế hệ cũ có tư tưởng thân Trung Quốc, hoặc phải cút hoặc bị thanh trừng, ai may mắn hơn thì được rút về tuyến hai. Các tổ chức trước đó, như Cục Điều tra và Thống kê Trung ương, Cục Điều tra và Thống kê Quân đội, Cục Mật vụ… thực chất là những loại hình gián điệp mật vụ có nhiều đặc điểm của thế giới ngầm, quan hệ mật thiết với các thành viên băng đảng, trộm cắp và lừa đảo. Hoạt động của các tổ chức đó là, phân công người làm những việc bẩn thỉu mà cơ quan tình báo không tiện làm, chẳng hạn như “Vụ án Giang Nam” nổi tiếng với kẻ sát nhân hàng loạt Lê Thanh Vân, vụ này bị xử năm 2005.
Sau khi hệ thống tình báo bị thanh trừng, không chỉ nhân viên nội tuyến và ngoại tuyến bị loại, mà ngay cả sĩ quan tình báo cấp cao cũng bị cho về quê chăn lợn. Để kiếm sống, những sĩ quan này đã lập ra băng nhóm tội phạm kết nối nhân viên tình báo cấp dưới, chỉ đạo họ làm những công việc ngầm mờ ám.
Khoa học tình báo là một khoa học có tính hệ thống cao, tính định hướng mạnh mẽ, quy trình cực kì chặt chẽ, kỉ luật rất khắt khe. Và bỗng chốc, mối quan hệ giữa khoa học tình báo với khoa học lừa đảo ở Đài Loan trong thập niên đầu của thế kỉ 21, đã nhanh chóng trở thành mối quan hệ “thầy – trò”, lừa đảo bỗng nâng tầm thành hàn lâm học thuật.
Hoạt động lừa đảo ở Đài Loan thực sự rất chuyên nghiệp theo 4 tiêu chí:
1. Có kịch bản chuẩn
2. Kĩ năng năng giao tiếp hiện đại
3. Phân tích tâm lí sâu sắc
4. Cơ chế quản lí và đánh giá theo cấp bậc
Ở đất nước Đài Loan, từ một cá nhân cho đến một nhóm, hay một tổ chức lừa đảo, nếu một vụ lừa đảo không thành công, sẽ ngay lập tức phải xem xét, truy vết và cải thiện càng sớm càng tốt.
Nhìn vào cách thức tổ chức vận hành lừa đảo ở Đài Loan, tôi cứ ước mỗi cơ quan tổ chức ngành nghề của chúng ta chỉ cần học lấy một phần cái mà chúng ta gọi là “quản lí chất lượng” của bọn lừa đảo, chắc chắn sẽ gặt hái thành công rực rỡ.
Dưới sự dẫn dắt và soi chiếu của lí thuyết khoa học, ngành công nghiệp lừa đảo ở Đài Loan đã mở ra một kỉ nguyên quy chuẩn hóa, hiện đại hoá ở mức không quốc gia nào và không ngành nghề nào có thể sánh kịp. Một người mới chân ướt chân ráo bước vào nghề lừa đảo, họ sẽ nhanh chóng trở thành bậc thầy bằng cách sử dụng các kịch bản lừa đảo do các chuyên gia kì cựu viết ra, chỉ cần bám sát quy trình là 96,69% họ sẽ thành công rực rỡ.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp lừa đảo qua điện thoại ở Đài Loan sớm gặp phải một trở ngại rất lớn, đó là thị trường nội địa ở Đài Loan quá nhỏ.
Với dân số gần 20 triệu người ở thời điểm đó, ngoại trừ những kẻ lừa đảo và trẻ em, rõ ràng là số lượng người bị lừa đảo sẽ rất hạn chế. Không những thế, chính quyền Đài Loan thúc đẩy giáo dục công dân về phòng chống lừa đảo, từ trẻ đến già đều chăm chỉ học hành. Thế là thị trường lừa đảo ở Đài Loan nhanh chóng bước vào kỉ nguyên thuỷ triều đỏ. Nói một cách đơn giản, kẻ lừa đảo ở Đài Loan thì quá nhiều, mà kẻ ngốc thì lại quá ít.
So với Đài Loan, thì Trung Quốc là một khu rừng nguyên sinh xanh thẳm, với một phẩy ba tỉ dân đang giàu nhanh như thổi từng ngày. Một thị trường quá hấp dẫn, những kẻ lừa đảo Đài Loan đã tìm đến Trung Quốc, rồi nhanh chóng xây dựng đế chế.
Vào thời đó, chủ trương của Trung Quốc là thu hút đầu tư, với khẩu hiệu nhà nhà đầu tư và người người đầu tư. Một khi kẻ lừa đảo người Đài Loan đến Trung Quốc với danh nghĩa nhà đầu tư, thì người dân địa phương đương nhiên sẽ tiếp đãi họ bằng đồ ăn ngon, cùng thức uống là rượu Mao Đài 65 độ chưng cất trên núi Ngũ Hành. Bản chất người Đài Loan và người Trung Quốc là một. Ngôn ngữ nói giống nhau, chữ viết chỉ khác là phồn thể và cải cách. Tâm lí cũng i hệt. Vì vậy, trong một thời gian rất ngắn, đủ loại trò lừa đảo liên tiếp xuất hiện ở Trung Quốc như nấm rừng gặp cơn mưa rào đầu mùa hạ, chẳng hạn như trò hoàn vé, đổi vé, chuyển nhượng vé, mạo danh cơ quan công an, viện kiểm sát và tư pháp để lừa đảo, lừa đảo vay vốn, lừa đảo hoàn thuế mua nhà, xe, lừa đảo học bổng du học, v.v., khiến vô số người dân Trung Quốc vốn tham lam và hám lợi phải gánh chịu thiệt hại cay đắng.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 đến năm 2015, số vụ lừa đảo ở Trung Quốc đã tăng hơn 600%. Tất cả những người sở hữu điện thoại di động đều nhận được cuộc gọi lừa đảo. Học phí, tiền lương, lương hưu, chi phí y tế, không có khoản tiền nào mà kẻ lừa đảo Đài Loan không thể đánh cắp.
Truyền thông Trung Quốc thời điểm đó liên tục đưa tin, nào là một phụ nữ ở Cát Lâm đã bị kẻ lừa đảo cuỗm mất toàn bộ số tiền trợ cấp tử tuất của chồng, sau đó vài phút bà tự tử. Nào là một nông dân chân trần mắt toét, làm nghề trồng rau tên là Hùng, đã tự tử trước cửa ngân hàng vì tiền tiết kiệm cả đời bán rau bị kẻ lừa đảo lấy mất trước đó vài giờ, người đàn ông tên Hùng uất nghẹn không sống nổi. Hàng ngàn, hàng vạn những vụ lừa đảo như thế đã diễn ra ở khắp đất nước Trung Quốc, nó công khai trắng trợn hàng ngày hàng giờ. Tính đến năm 2015, trung bình mỗi năm người Đài Loan lừa đảo từ Trung Quốc đại lục khoảng 73 ngàn tỉ đồng tính ra tiền Việt, tức là mỗi người Trung Quốc đưa cho người Đài Loan hơn 3 triệu đồng mỗi năm, số vụ lừa đảo ba bốn trăm tỉ đồng không hề ít.
Và chính quyền Trung Quốc đã phải ra tay.
Trung Quốc đã rất quyết liệt, vào năm 2019 chính quyền đại lục đã tổ chức kí kết với chính quyền Đài Loan một thoả thuận tiêu diệt tận gốc bọn tội phạm lừa đảo lấy tiền của người dân Trung Quốc. Kể từ năm 2020, các nhóm lừa đảo Đài Loan nhận thấy không thể tiếp tục lừa tiền ở Trung Quốc, nên đã bắt đầu hành động chuyển hướng lừa đảo sang thế hệ F3.
Phân bón tốt nhất cho lừa đảo sinh sôi nảy nở và phát triển, đó là cờ bạc hợp pháp, mại dâm hợp pháp, cùng với hệ thống pháp luật lỏng lẻo.
Thật may mắn, Việt Nam coi mại dâm và cơ bạc là bất hợp pháp, luật pháp của Việt Nam cũng nghiêm khắc hơn rất nhiều so với các quốc gia Đông Nam Á. Súng, ma tuý, cờ bạc và mại dâm, đó là bốn thứ tuyệt đối cấm ở Việt Nam. Thực ra mại dâm ở Việt Nam vẫn có, nhưng phải hoạt động lén lút, mọi thứ diễn ra bí mật. Đàn ông muốn tìm gái mại dâm thì vẫn phải nhờ người quen dẫn đường, các cơ sở mại dâm nếu đánh hơi thấy nguy cơ bị phát hiện, thì họ sẽ đóng cửa ngay lập tức. Điều này khác với Thái Lan, đàn ông đến quán bar chỉ cần kéo rèm bước vào sảnh, sẽ thấy hàng chục vũ công mở bia bằng âm hộ đứng chờ sẵn, họ khoả thân hoàn toàn, miếng dán ngực và băng bím sẽ là những đồng đô la của khách. Nói chung Việt Nam là một xã hội khá nghiêm túc. Đó là chưa kể người Việt rất ghét những ai viết chữ vuông. Mỗi ngày trên dải đất hình con giun có hàng trăm triệu camera chạy bằng cơm hoạt động hết công suất. Bạn chỉ cần đánh rơi một cái bao tải rách, vài phút sau có hàng chục người đi qua xách lên và mở ra xem vì tò mò, nên bọn lừa đảo ngoại bang rất khó có đất xây dựng trụ sở tại Việt Nam.
Những quốc gia như Campuchia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Lào, thì hoàn toàn ngược lại.
Thực ra, vào những năm giữa thập niên thứ hai của thế kỉ 21, bọn lừa đảo F1 người Đài Loan và F2 người Trung Quốc đã bắt đầu nhắm tới những quốc gia này, đặc biệt là Campuchia, nơi cờ bạc và mại dâm hoàn toàn công khai. Khi tôi vào các sòng bài, quán bar, hay các công ti của người Đài Loan hay người Hoa, cảm giác của tôi như lạc vào một thế giới thần tiên của “ma quỷ”, nó rất khác biệt với xã hội Campuchia bên ngoài. Luật lệ cũng là vấn để của những nước Đông Nam Á. Ở nhiều nơi không có luật, chỉ có đô la Mỹ, đô la Mỹ là tất cả luật lệ. Cái giá phải trả cho những vi phạm pháp luật là đô la Mỹ. Một số khu vực còn không được pháp luật của chính phủ kiểm soát, chúng là lãnh thổ của các lãnh chúa, lãnh thổ của những quan chức cấp cao phạm tội được cấp giấy chứng nhận. Người dân ở những vùng đó chỉ có một niềm tin duy nhất, đó là đồng đô la Mỹ, không có luật lệ hay đạo đức nào thay thế được đồng đô la Mỹ.
Mọi người hãy tưởng tượng, ở những địa phương không có ngành kinh tế nào như ở Campuchia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Lào, bỗng một ngày nọ có một thương gia giàu có người Hoa đến nói rằng họ thuê đất mở công ti làm ăn, rồi trả thuế rất cao. Trong tình huống ấy, liệu các lãnh chúa và người dân địa phương từ chối họ, hay là trải thảm đỏ tung hoa mở rượu để tiếp đón.
Đó là lí do để Campuchia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Lào trở thành xứ thiên đường cho lừa đảo. Nhưng ở các quốc gia khác là Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia, Brunei và Đông Timor thì không có tệ nạn lừa đảo quốc tế, cùng lắm chỉ là những bọn ăn trộm vặt.
Những nơi mà các nhóm lừa đảo Đài Loan di chuyển đến có một số đặc điểm chung, chẳng hạn như có mối quan hệ chặt chẽ với Đài Loan và Trung Quốc, không có thỏa thuận tư pháp và dẫn độ với Đài Loan, luật pháp cùng với khả năng kiểm soát cơ sở của chính quyền địa phương yếu kém.
Bằng cách này, các nhóm lừa đảo Đài Loan bắt đầu bén rễ ở Đông Nam Á, chúng thường hoạt động dưới danh nghĩa các nhà đầu tư. Các nhóm thực hiện quản lí nội bộ chặt chẽ, phân cấp và phân công lao động rõ ràng, áp dụng các biện pháp quản lí mang tính quân sự để lừa đảo bằng cách mạo danh bộ phận chăm sóc khách hàng của hàng loạt dịch vụ để yêu cầu hoàn tiền, hoặc thông qua các biện pháp như an ninh công cộng, tư pháp và pháp lí, vay tiền trực tuyến và gian lận đặt hàng. Do các nhóm lừa đảo này thường xuyên liên kết với nhau, tham gia vào các hoạt động trao đổi kinh doanh và thi đấu, chia sẻ kinh nghiệm về nghề nghiệp, nên mức độ lừa đảo ngày một nâng cấp, và quy mô của các vụ lừa đảo cũng đạt tới le-vồ không tưởng.
Đây là thời kì hoàng kim của các nhóm lừa đảo viễn thông Đài Loan và cũng là kỷ nguyên 1.0 của ngành công nghiệp lừa đảo Campuchia.
Chẳng bao lâu sau, các nhóm lừa đảo Đài Loan nhận thấy tình hình kinh doanh qua điện thoại trở nên khó khăn. Nguyên do là, người Trung Quốc bị lừa tiền từ Campuchia và những quốc gia Đông Nam Á khác, quá nhiều gia đình bị phá sản. Chính quyền Trung Quốc không chấp nhận điều này. Hàng loạt ứng dụng chống chống lừa đảo ở tầm quốc gia đã ra đời, các chiến dịch đặc biệt như Vân Kiến, Vạn Lý Trường Thành, Cắt Thẻ, Cắt Lưu Lượng và 510 lần lượt được triển khai. Các nhà mạng viễn thông ở một số tỉnh của Trung Quốc đã mặc định đóng cửa các cuộc gọi quốc tế từ Campuchia và Đông Nam Á, hay các cuộc gọi từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Trước tình hình ấy, các nhóm lừa đảo của Đài Loan bắt đầu quá trình nâng cấp công nghiệp đầu tiên, từ lừa đảo viễn thông sang lừa đảo Internet, tức là từ kỉ nguyên 1.0 mở ra kỉ nguyên 2.0 của ngành công nghiệp lừa đảo Campuchia.
Kỉ nguyên lừa đảo 2.0 = Sihanoukville ở Campuchia.
Sihanoukville là thành phố lớn thứ hai và là cảng lớn nhất Campuchia, người Hoa ở Campuchia gọi nơi này là Westport.
Khoảng năm 2016, nhằm tạo dựng thành tựu chính trị và cải thiện đời sống người dân, chính phủ Campuchia đã mở cửa ngành công nghiệp cờ bạc cho người nước ngoài và đưa ra các điều kiện ưu đãi như khuyến khích đầu tư và cấp thị thực khi nhập cảnh. Ý định ban đầu là xây dựng Sihanoukville thành một “thành phố cờ bạc” ở Đông Nam Á như Macau và Las Vegas, nhưng không ngờ lại thu hút một lượng lớn kẻ lừa đảo người Đài Loan. Đột nhiên, các nhóm lừa đảo lớn đã đổ xô đến Sihanoukville để làm ăn. Dân số Sihanoukville chỉ vỏn vẹn 100k người, vậy mà 300k kẻ lừa đảo đã xuất hiện. Người ta vẫn thường nói: “Nếu không có ước mơ đổi đời sau một đêm, sao lại đến Sihanoukville?”. Bị hấp dẫn bởi mức lương cao ngất ngưởng từ các băng nhóm lừa đảo Đài Loan, vô số thanh niên từ Trung Quốc đã bay sang Campuchia. Ước mơ của họ là trở về nhà trong vinh quang với một triệu đô la trong vòng một năm. Nhưng sau khi đến nơi, họ trở thành nhân viên trong ngành công nghiệp lừa đảo, tuổi trẻ của họ dồn hết tâm sức cho sự nghiệp lừa đảo.
Với nguồn nhân lực dồi dào, ngành công nghiệp lừa đảo Sihanoukville đã phát triển mạnh mẽ, với các trò lừa đảo trực tuyến dựa trên tâm lí cờ bạc và trò lừa đảo giết lợn.
Tôi thấy buồn cười nhất là trò lừa đảo giết lợn.
Trong cái trò lừa đảo giết lợn này, nạn nhân được gọi là “lợn”, công cụ hẹn hò tán tỉnh yêu đương gồm những ứng dụng và trang web hẹn hò được gọi là “máng lợn”, các đoạn mã trò chuyện được gọi là “cám lợn”, tình cảm yêu đương được gọi là “nôi lợn”, tiền lừa đảo thu được gọi là “lợn bị giết”.
Thực ra trò lừa đảo này rất đơn giản.
Trên các nền tảng mạng xã hội, có vô số con lợn mồi cải trang thành những cô gái xinh đẹp hoặc những người đàn ông là tổng tài giàu có, cao ráo và đẹp trai. Tổng tài sẽ khéo léo phô trương những cô hầu gái người Philippines, những căn phòng hướng biển, cùng những tiện nghi sang trọng để thu hút lợn đồng ý kết bạn.
Sau đó, lợn mồi bắt đầu trò chuyện thường xuyên với lợn nạn nhân, hỏi thăm sức khỏe của lợn mỗi ngày, thể hiện sự quan tâm và yêu thương đặc biệt dành cho lợn, dần dần làm cho lợn hoàn toàn tin tưởng vào lợn mồi. Khi mối quan hệ ổn định và đúng thời điểm, lợn mồi sẽ dụ dỗ lợn nạn nhân chuyển một số tiền lớn vào các vụ cá cược, cổ phiếu (xổ số, hợp đồng tương lai và các khoản đầu tư làm ăn khác) trên các nền tảng tự tạo bọn lừa đảo. Sau khi lợn được nếm trải vị ngọt là những lời yêu thương, những đoạn chát sếch, rồi chuyển hết số tiền đã tiết kiệm được cho lợn mồi, thì đó là thời điểm lợn mồi biến mất không để lại dấu vết.
Điều làm nên sự đau khổ nhất của trò lừa đảo giết lợn này là nó không chỉ cướp tiền mà còn cướp luôn cả tình yêu. Nhiều phụ nữ bị lừa vẫn ôm ấp ảo tưởng cho đến khi chồng phát hiện vài chục tỉ không cánh mà bay, thì chị em vẫn ủ ê sướt mượt, ngày đêm nhớ mong không biết kẻ lừa đảo ở xứ thiên đường có thực sự yêu thương mình không.
Đàn ông và phụ nữ Trung Quốc bị lừa nhiều nhất.
Vì thế mà chính quyền Trung Quốc không thể đứng nhìn, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Trung Quốc nhiều lần đến Campuchia hỏi thăm Hun Sen. Chỉ tính riêng năm 2019, cảnh sát Trung Quốc đã điều động hơn 3.000 cảnh sát, phá 509 vụ lừa đảo xuyên biên giới quy mô lớn và bắt giữ 19.000 nghi phạm; năm 2020, phá hơn 600 vụ lừa đảo buôn lậu xuyên biên giới; năm 2021, Bộ Công an đã phối hợp với các nước ASEAN triệt phá hàng chục nghìn băng nhóm xuất cảnh trái phép, bắt giữ hơn 40.000 nghi phạm hình sự và triệt phá thành công nhiều mạng lưới cờ bạc ở nước ngoài, rửa tiền và các kênh tài trợ bất hợp pháp khác. Quan trọng nhất, Trung Quốc đã thuyết phục được Campuchia từ bỏ quyết định xây dựng một thành phố dựa trên cờ bạc. Vào tháng 8 năm 2019, nhà lãnh đạo Campuchia Hun Sen đã kí “lệnh cấm cờ bạc” với tất cả các hoạt động cờ bạc trực tuyến và ngoại tuyến ở Sihanoukville. Chỉ sau một đêm, lượng lớn các băng nhóm lừa đảo tháo chạy khỏi Campuchia, ước tính Sihanoukville mất 100.000 người mỗi ngày.
Tồn tại hay không tồn tại?
Câu hỏi nóng hổi này, một lần nữa lại được ngành khoa học lừa đảo ở Campuchia đặt ra, giới tinh hoa lừa đảo do người Đài Loan cầm đầu cùng lao vào nghiên cứu ngày đêm, hòng tìm ra câu trả lời trả lời chính xác. Không chịu thất bại, giới đầu sỏ ngành công nghiệp lừa đảo đã vắt óc suy nghĩ, ngành công nghiệp lừa đảo Campuchia bắt đầu nâng cấp nên kỉ nguyên 3.0 như hiện nay.
Theo một nghĩa nào đó, ngành công nghiệp lừa đảo 3.0 ở Campuchia thực chất là một sự hạ cấp, bởi vì cả thời đại 1.0 và 2.0 đều mang trong mình những “công nghệ” hiện đại nhất và tiên tiến nhất, trong khi thời đại 3.0 thì đơn giản và thô sơ hơn nhiều. Thực chất của lừa đảo 3.0, đó là để dụ người đến Sihanoukville trước, rồi bắt cóc và tống tiền họ.
Ở thời điểm này, bản chất của nhóm lừa đảo đã thay đổi, từ lừa đảo sang băng đảng.
Trên các trang mạng xã hội, xuất hiện những bài viết ngắn có vẻ rất vô tinh, kiểu như “Sau khi kinh doanh thất bại, tôi đến Sihanoukville và kiếm được 1 triệu đô la Mỹ một năm”, hay như “Sau đại dịch COVID-19, Sihanoukville đã trở thành nơi để những người ở tầng lớp thấp xây dựng ước mơ của mình, giúp họ đổi đời chỉ sau một đêm”. Đừng nghĩ rằng những bài viết lừa đảo này chỉ ở mức độ thấp không có tác dụng. Các quốc gia ở châu Á trọng đó có Việt Nam, luôn có những người trẻ tuổi bất mãn với cuộc sống, hôn nhân đổ vỡ, kinh doanh thất bại, họ chẳng còn niềm vui nào khác ngoài mơ ước làm giàu nhanh chóng. Họ không thể cưỡng lại sự cám dỗ này và đến Sihanoukville dưới sự dụ dỗ của nhóm lừa đảo bằng vé máy bay miễn phí.
Kết quả là, điều đầu tiên xảy ra với họ khi đến Sihanoukville là hộ chiếu bị tịch thu, sau đó bị nhốt trong các “khu công nghiệp” lừa đảo và phải làm việc hơn 15 tiếng mỗi ngày để thực hiện hành vi lừa đảo viễn thông hay lừa đảo Internet. Nếu không lừa đảo giỏi hoặc không hợp tác, nạn nhân sẽ bị nhốt không cho ăn và bị đánh đập, bị đe doạ “xẻo tai cắt dái” từ nạn nhân cho đến người thân, bằng mọi hình thức bắt buộc nạn nhân phải thực hiện tốt công việc lừa đảo. Trường hợp không thể khai thác, bọn lừa đảo sẽ dùng nạn nhân làm con tin, đe doạ người thân ở quê nhà để tống tiền. Nếu không kiếm được tiền, đàn ông có thể bị lấy máu, lấy nội tạng và bán trên thị trường chợ đen, trong khi phụ nữ có thể bị bán vào nhà thổ, bị ép hành nghề mại dâm hoặc thậm chí bị bán sang các nước khác làm nô lệ tình dục.
Thời gian qua, tôi đọc không ít tin tức về người châu Á bị giết ở Campuchia thường xuyên xuất hiện trên báo chí quốc tế, vụ nào cũng rùng rợn. Có người bị bắn, có người bị ngược đãi, bị đánh đập tàn phế, và dĩ nhiên, phần lớn những người nhảy lầu vì không chịu nổi sự ngược đãi.
Trước thực trạng ấy, Trung Quốc không thể đứng nhìn, hàng loạt những chính sách được thực thi và đã có tác dụng. Hãy thử tưởng tượng một cảnh ngoạn mục, khi một thị trường hơn 1,4 tỉ người bị mất đi, thì ngành công nghiệp lừa đảo ở Campuchia do người Đài Loan cầm đầu sẽ rơi vào khủng hoảng như thế nào. Đó là lí do các băng đảng lừa đảo người Đài Loan ở Campuchia phải điều chỉnh lại thị trường. Việt Nam và Đài Loan là hai quốc gia được nhắm tới. Và chúng ta đã thấy, những năm qua số người Việt bị lừa đảo, trở thành nạn nhân thảm khốc của lừa đảo ở Campuchia, đã tăng nhanh chóng mặt.
Ở đất nước Campuchia, nhóm lừa đảo Đài Loan đã từng bước phát triển từ một băng đảng thành một tổ chức mafia quy mô lớn, chuyên hoạt động cờ bạc, khiêu dâm, ma túy, buôn người và buôn bán nội tạng. Chúng cũng đã biến Sihanoukville thành “thủ đô lừa đảo” của Đông Nam Á và phá vỡ giấc mơ phát triển của Campuchia.
Sihanoukville sở hữu bờ biển đẹp nhất Campuchia. Nơi đây luôn nổi tiếng với những hòn đảo hoang sơ, có gió dừa, sóng biển chát mặn, cùng làn nước trong xanh và bãi cát trắng mịn, là điểm đến yêu thích của du khách nước ngoài khi đến thăm Đông Nam Á.
Tuy nhiên, so với các nước láng giềng Việt Nam và Thái Lan, Campuchia giống như nàng Lọ Lem, với nền công nghiệp lạc hậu và cơ sở hạ tầng yếu kém, người dân thì nhiều mơ ước nhưng lại quá lười lao động. Nhìn vào các nước láng giềng đang phát triển nhanh chóng, Campuchia cũng rất buồn, nên đã chỉ định Sihanoukville là đặc khu kinh tế duy nhất của Campuchia.
Nhưng có lẽ Campuchia chưa tìm ra cách phát triển đặc khu này.
Thay vì khuyên bảo người dân phải cần cù làm lụng, chính quyền định hướng phát triển sản xuất hàng hóa giá rẻ như Việt Nam, thì Campuchia muốn giàu lên nhanh chóng thông qua cờ bạc, nên copy mô hình của Ma Cao và Las Vegas. Ở Sihanoukville, người nước ngoài không chỉ được phép đánh bạc, mà còn được cấp phép mở sòng bạc. Đúng là Ma Cao và Las Vegas nhờ việc đưa cờ bạc vào kinh doanh hợp pháp nên đã làm giàu nhanh chóng nhờ cờ bạc. Nhưng còn Sihanoukville thì sao? Hầu hết ở Sihanoukville chỉ là những băng nhóm lừa đảo đội lốt sòng bạc, cùng với chúng là những ngành công nghiệp mờ ám hỗ trợ, chẳng hạn như bán thông tin cá nhân, bán tài khoản mạng xã hội, môi giới gái mại dâm xuyên quốc gia, v.v. Đối với Sihanoukville, miễn là có thể phát triển nền kinh tế, chính quyền có thể nhắm mắt làm ngơ trước những điều này.
Ngành công nghiệp cờ bạc và lừa đảo bùng nổ đã thu hút một lượng lớn người nhập cư. Khách du lịch, giới đầu cơ bất động sản, giới cờ bạc và những kẻ lừa đảo đều đổ về Sihanoukville để tìm kiếm vận may. Năm 2017 có 300.000 người Trung Quốc ở Sihanoukville, năm 2019 lên tới 600.000 người, Sihanoukville còn được mệnh danh là “khu ổ chuột của người Hoa”. Hầu hết người Hoa đều tham gia vào ngành công nghiệp ngầm. Tại Sihanoukville, các ngành công nghiệp này tập trung tại “Khu Đầu tư Internet”, còn được gọi là “Khu Đầu tư Công nghiệp Kĩ thuật số” và nhiều tên gọi mây mẩy khác. Ví dụ khu công nghiệp lớn nhất ở Phố Tàu, nơi đây có hơn 20 tòa nhà văn phòng, nhìn qua không khác gì các tòa nhà văn phòng thông thường, nhưng lại được bao bọc kĩ lưỡng bởi những bức tường cao và hàng rào thép gai. Khu công nghiệp được bảo vệ bởi lực lượng vũ trang, camera giám sát được lắp đặt khắp nơi, hệt như một quốc gia trong lòng quốc gia.
Khu công nghiệp này có gì đặc biệt?
Để tôi lấy một ví dụ minh hoạ, năm 2021 có một người tài quốc tịch Pháp sống tại Campuchia, đã bị lừa vào một công viên đầu tư trực tuyến. Sau khi nhờ gia đình giúp đỡ qua Facebook, cảnh sát Pháp đàm phán với cảnh sát Campuchia, nhân tài đã được thả ra. Nhưng quá trình giải cứu lại rất thú vị. Cảnh sát Campuchia không vào khu công nghiệp đầu tư trực tuyến, mà đứng ở hàng rào nói bái vòng vào bên trong, đàm phán với người phụ trách ở bên trong, sau đó nhân tài người Pháp mới được thả Điều này thật kỳ lạ phải không? Ở đất nước Campuchia, cảnh sát không thể vào được công viên của những nhóm lừa đảo, nói gì đến việc thực thi pháp luật.
Trên thực tế, dù chính quyền Campuchia có thừa nhận hay không, các băng đảng mafia đã hình thành liên minh lợi ích với một số sở ban ngành và lực lượng địa phương. Từ quan chức chính phủ đến cảnh sát, ai cũng có thể nhận hoa hồng từ ngành công nghiệp tội phạm, mặc dù Campuchia được Tổ chức Minh bạch Quốc tế công nhận là một trong số ít quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất thế giới.
Mặc dù năm 2019, dưới tác động của Trung Quốc, Hun Sen đã ban hành lệnh cấm cờ bạc và ngừng cấp giấy phép cờ bạc trực tuyến, năm 2020 số người Trung Quốc ở Sihanoukville chỉ còn 15 ngàn, đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp cờ bạc đen và ngành công nghiệp lừa đảo 3.0 đang phát triển mạnh mẽ ở Sihanoukville, nhưng để mong Sihanoukville trở nên trong veo thì đó là mơ hão viển vông. Các băng đảng Đài Loan vẫn đang hoành hành ở Campuchia, nạn buôn người, tra tấn và lạm dụng là bằng chứng cho điều này.
Trong những năm gần đây, các nhóm lừa đảo quốc tế hoá không chỉ ở Đài Loan hay Campuchia, mà rất nhiều công viên lừa đảo xuất hiện ở Dubai, UAE, Myanmar, Thái Lan, Philippines. Hình thức hoạt động ngày càng tinh vi, phức tạp, các chính phủ rất khó để ngăn chặn và kiểm soát.
Nạn nhân là những người trẻ tuổi.
Bởi vì, những người trẻ tuổi mải mê đắm chìm trong điện thoại và thế giới ảo, họ không đầu tư thời gian học hành kiến thức một cách bài bản và sâu sắc, nên khi đối diện với cuộc sống cơm áo gạo tiền thì họ bị thu hút bởi những quảng cáo “việc nhẹ – lương cao”. Những quảng cáo việc làm này được gửi đến nạn nhân dưới chiêu bài tuyển dụng, ví dụ “tuyển dụng nhân viên khách hàng trò chơi”, mức lương đưa ra là “1500 – 1800 đô la Mỹ mỗi tháng”, số tiền không quá nhiều nên dễ tạo dựng niềm tin.
Sau khi nộp hồ sơ xin việc trên một trang web tìm kiếm việc làm, nạn nhân sẽ nhận được những cuộc gọi điện thoại, mời làm người chia bài tại một sòng bạc, với mức “lương và hoa hồng rất cao”. Lời mời “việc nhẹ – lương cao” này thường đi kèm với các phúc lợi như “đồ ăn miễn phí, chỗ ở miễn phí, vé máy bay miễn phí, môi trường làm việc như khách sạn”. Đối với người trẻ điểm số học tập cao nhưng kiến thức ít, họ khao khát làm việc kiếm tiền, nên những điều kiện này cực kì hấp dẫn và khó cưỡng lại được.
Nói chung, những quảng cáo có hình thức khác nhau, nhưng một điểm chung là đến làm việc tại Campuchia.
Vé máy bay miễn phí là thật, nhưng sau khi đến Campuchia họ mới phát hiện ra rằng, những lời quảng cáo là cái bẫy, thứ miễn phí từ trên trời rơi xuống chỉ là nước mưa và phân chim. Những nam thanh nữ tú trẻ tuổi này, khi đến Campuchia rơi vào tay các băng đảng lừa đảo, sẽ phái đối mặt với một thực tế như cô Hotgirl Pipi người Đài Loan đã từng trải. Tức là, sẽ bị giam cầm, bị đánh đập và bỏ đói, ép tham gia vào băng đảng lừa đảo với 15 giờ lao động khổ sai mỗi ngày, nếu không nam giới sẽ bị ép bán nội tạng, nữ giới sẽ bị bán vào các động mại dâm ở các quốc gia khác.